Clip: Làm thêm cũng kiếm 15 triệu đồng/tháng từ thói quen dùng đồ Thái của người Việt
Clip: Hấp dẫn với điểm du lịch làng cáo ở Nhật Bản / Clip: Thời đại 'ăn nên làm ra' của ống hút hữu cơ
- Video làm thêm cũng kiếm 15 triệu đồng/tháng từ thói quen dùng đồ Thái của người Việt.
Tốt nghiệp đại học ra trường, cô bạn Nguyễn T. Phương Linh (Gia Lâm, Hà Nội) cũng chỉ loanh quanh với công việc văn phòng, lương tháng đủ ăn. Nhưng sau khi được chính người hay bán hàng Thái cho mình giới thiệu, Linh đã nhận làm cộng tác viên bán hàng cho người này vì nhận thấy nhu cầu của ngay bạn bè mình cũng khá lớn.
Sau suốt 2 năm làm cộng tác viên, Linh đã tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm khi kinh doanh hàng Thái. Chia sẻ với PV, Linh cho biết: “Người Việt thích hàng Thái vì chất lượng tốt, an toàn với sức khoẻ. Không những thế, mẫu mã, chủng loại lại rất đa dạng, bắt mắt.”
“Mặt hàng được khách hàng đặt nhiều nhất là mặt hàng thời trang như: quần áo, giày dép, túi xách, phụ kiện , đồ lót, đồ tắm,… Các mặt hàng thực phẩm: đồ ăn vặt, bánh kẹo, đồ uống, đồ đóng hộp, thực phẩm chế biến,… và đủ các loại hàng tiêu dùng, gia dụng khác”, Linh cho biết thêm.
Ngoài ra, mặt hàng được người Việt rất thích đó là các loại thuốc chữa các bệnh thông dụng của Thái Lan.
Trước đây, khi còn làm cộng tác viên cho mối buôn, Linh thường nhập hàng ngay tại Hà Nội và nhận chiết khấu theo sản phẩm. Nên dù bán rất nhiều hàng thì loanh quanh thu nhập cũng chỉ được khoảng 10 - 15 đồng mỗi tháng.
Nhận thấy nhu cầu lớn, Linh đã quyết định nghỉ luôn công việc văn phòng nhàm chán và mở cửa hàng riêng. Nhưng thay vì nhập hàng qua công ty phân phối hoặc trung gian mua bán, Linh đã sang hẳn Thái để nhập cho đa dạng và chủ động.
“Mỗi lần đi nhập hàng như vậy, tôi thường mua gần 200 kg các loại hàng để chuyển về Việt Nam, tuỳ theo số lượng khách đặt trước. Bây giờ có kinh nghiệm, tự mở cửa hàng nên cũng phải nhập nhiều hơn để bày bán. Nhưng nhu cầu của thị trường nhiều, nên tháng nào tôi cũng phải sang đó 1 lần, vì tự vẫn chuyển sẽ rẻ hơn thuê người mang về”, Linh cho biết thêm.
Giống như Linh, chị Huyền Trang (Hà Nội) cũng kinh doanh thêm hàng Thái Lan để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, khác với Linh, Trang chỉ bán thêm chứ không nghỉ hẳn để chuyển sang kinh doanh.
Vì theo Huyền Trang: “Tôi chỉ kinh doanh thêm cho vui, và mặt hàng chủ yếu cũng chỉ là bánh kẹo. Thế nhưng, bán vui thì thu nhập cũng rất tốt, có một số mặt hàng nhập nhiều mà bán hết thì có thể lãi gấp 3 lần.”
“Tuy nhiên, phải có mối mua hàng ở bên này chuyển về cho mình thì mới lãi như vậy. Còn nếu tự đi thì chi phí ăn ở, vé máy bay, đi lại thì sẽ không lãi được quá nhiều. Đó là chưa kể tới việc nhập qua tổng buôn ở Việt Nam thì lãi còn “bèo” hơn, vì giá buôn cũng đã gần bằng giá bán lẻ”, chị Trang cho biết thêm.
Nếu nhập hàng được như chị Trang nói thì giá sẽ rất rẻ. Không những vậy, khách của chị Trang còn nhận xét, “bánh trứng Thái Lan xách tay về ăn ngon hơn, ngay cả một số loại nước tăng lực cũng uống ngon hơn”.
Các loại bánh bán rất tốt, hàng vừa về đã hết, nhưng chị Trang lại không kiếm được nguồn hàng ở Hà Nội vì: “Bánh nhẹ mà lại cồng kềnh nên ít người muốn bán buôn. Tôi phải tìm đường vận chuyển khác để có hàng phục vụ khách. Mỗi lần muốn nhập 100 - 200 hộp mà chẳng ai nhận nên khách toàn phải chờ.”
“Giá bán mỗi loại thì khác nhau, nhưng do có nguồn rẻ nên tôi thường bán rẻ hơn người khác 5.000 - 20.000 đồng/hộp. Tuy nhiên, tôi cũng không thể bán phá giá quá, nếu không sẽ bị coi là cạnh tranh không lành mạnh”, chị Trang cho biết thêm.
Nhu cầu tiêu dùng của người dân hiện rất đa dạng, việc sự dụng hàng ngoại nhập không còn xa lạ. Thậm chí, nhiều gia đình có điều kiện còn dùng toàn đồ ngoại nhập. Thế nhưng, hàng Việt nhiều năm gần đây đang dần lấy lại được lòng tin của người tiêu dùng bởi chất lượng và giá cả rất tranh.
Thậm chí, nhiều mặt hàng Việt Nam còn được nhiều thị trường khó tính trên thế giới ưa chuộng như tại Nhật, Châu Âu, Mỹ. Hay ngay như các loại hoa sấy khô, bia, cà phê cũng đã xuất hiện ngay tại hệ thống các siêu thị lớn tại Thái Lan.
End of content
Không có tin nào tiếp theo