Multimedia

Clip: Nỗ lực không biết mệt mỏi của hươu cao cổ mẹ để giải cứu con khỏi nanh vuốt của bầy linh cẩu

Một lời khuyên dành cho du khách đến tham quan ở vùng sa mạc hoang dã là hãy luôn để mắt đến các khu bụi rậm. Đặc biệt nếu ở đó có sự xuất hiện của kền kền, chắc chắn sẽ có điều thú vị xảy ra.

11 địa điểm chết chóc nhất thế giới / Clip: Màn câu cá piranha “siêu độc” của thiếu nữ Brazil

Quan trọng hơn là bạn cần phải có một thái độ cư xử đúng mực với những gì bản thân sắp chứng kiến. Hãy cho các loài động vật hoang dã không gian tự do, để mặc chúng tiếp tục làm những việc đang làm. Hãy làm một người quan sát có văn hóa và đừng bao giờ cố gắng can thiệp vào bất kỳ một điều gì cả. Tự nhiên hoang dã đã, đang và sẽ vận hành theo cái cách nó làm từ trước cho sau này.

Chị Alexandra Olivieri là tác giả của lời khuyên trên. Để rút "ruột gan" được những kinh nghiệm quý báu đó, chị đã kể lại câu chuyện đáng kinh ngạc mà bản thân trải qua trong một chuyến đi của mình.

Công việc của chị Olivieri là hướng dẫn viên du lịch. Hôm đó, chị đang làm việc tại trại Kings Camp ở trong Khu bảo tồn thiên nhiên tư nhân Timbavati nằm ở đường biên giới giữa Hoedspruit và Acornhoek, thì phát hiện thấy một đàn kền kền lớn đang lượn từ trên trời cao xuống mặt đất.

Clip nguồn: LatestSightings.


Mặc dù mục đích đầu tiên của Olivieri là đi đến hang của một đàn linh cẩu đang được nhóm của chị theo dõi, tuy nhiên trước sự việc bất thường trên không khiến chị khỏi tò mò.

Và quả nhiên những gì nhìn thấy cũng bõ công sức của Olivieri và cả đoàn bỏ ra. Họ đã không hề mong đợi sẽ được chứng kiến cuộc chiến giữa một con hươu cao cổ cái với một đàn linh cẩu hung hãn.

Hươu cao cổ là loài động vật đặc biệt, được ghi nhận là loài động vật có vú cao nhất thế giới nhờ cặp chân dài và chiếc cổ cao lêu hêu. Loài động vật ăn cỏ này sinh sống chủ yếu ở vùng hoang mạc, rừng thưa, xa van và hầu như chỉ được tìm thấy ở châu Phi.

Không giống như voi, hình dáng to lớn lại khiến hươu cao cổ gặp phải nhiều bất lợi. Mặc dù chỉ uống nước vài ngày một lần nhưng mỗi khi di chuyển tới nguồn nước, chúng thường phải quỳ chân, cúi mình và uốn cong cổ xuống, điều này khiến cho hươu cao cổ dễ gặp nguy hiểm bởi những kẻ thù như loài sư tử, báo… ở vùng hoang mạc châu Phi.

Chiếc cổ dài cho phép hươu cao cổ phát hiện động vật săn mồi từ xa, nhưng con non vẫn còn khá thấp và không kịp chạy trốn. Theo thống kê, hươu cao cổ non có tỷ lệ tử vong lên tới 50% trong 6 tháng đầu đời.

Rất tiếc, số phận của con hươu cao cổ non trong bài viết cũng nằm trong số đó và kẻ thủ ác không ai khác chính là bầy linh cẩu.

Nỗ lực không biết mệt mỏi của hươu cao cổ mẹ để giải cứu con khỏi nanh vuốt của bầy linh cẩu ảnh 1

Hươu cao cổ mẹ phát hiện ra đứa con của mình đã chết.

Con hươu cao cổ mẹ sau khi phát hiện ra đứa con mang nặng đẻ đau đã bị hạ sát liền điên cuồng tấn công kẻ thù nhằm hy vọng có thể lấy lại được xác của con nó.

Olivieri cho biết: "Làm nghề hơn 10 năm nhưng chưa bao giờ tôi chứng kiến điều gì như thế. Sự giận dữ của hươu cao cổ mẹ đã thu hút toàn bộ sự chú ý của chúng tôi. Từ tiếng gầm gừ đến những cú dậm chân của nó hướng đến bầy linh cẩu khiến cả đoàn bị ấn tượng mạnh".

Nỗ lực không biết mệt mỏi của hươu cao cổ mẹ để giải cứu con khỏi nanh vuốt của bầy linh cẩu ảnh 2

Nó hung dữ lao đến tấn công cả đàn linh cẩu.

Sáng sớm hôm sau, đoàn của chị Olivieri đã quay lại hiện trường để "hóng" xem điều gì đã xảy ra. Khi đến nơi, bầy linh cẩu vẫn là những kẻ chiến thắng và đang "tận hưởng" nốt những gì còn sót lại của bữa tiệc. Tuy nhiên, chúng không vui mừng được lâu vì sau đó đã có một con sư tử xuất hiện và đánh cướp đi toàn bộ chiến lợi phẩm.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm