Muốn tịch thu tài sản bất minh phải bổ sung luật
Hiện nay việc kê khai tài sản nhiều ý kiến cho rằng vẫn còn hình thức?
Việc giải trình tài sản tăng thêm đã quy định trong Nghị quyết trung ương. Vừa rồi, Chính phủ đã cho ý kiến phải sớm luật hóa. Trong Luật phòng chống tham nhũng chưa có quy định này, nên trong tới đây sẽ kiến nghị bổ sung khi sửa luật.
Việc kê khai chưa hiệu quả còn do việc kiểm tra, đánh giá tính trung thực của bản kê khai đó như thế nào. Trong Luật phòng chống tham nhũng cũng có chế định về kiểm tra xác minh nhưng ràng buộc điều kiện hơi chặt.
Trong đề xuất tới đây phải xem xét lại các điều kiện được xác minh. Có thể giao quyền cho người quản lý cán bộ chủ động thẩm tra, xác minh để đánh giá việc kể khai trung thực hay không.
Như vậy số lượng người phải thẩm tra xác minh rất lớn?
Không sợ số lượng nhiều mà không thẩm tra, xác minh. Ví như trong một tổ chức, diện cán bộ phải kê khai là 50 người nhưng chỉ hai, ba người có nghi vấn thì thủ trưởng sẽ chủ động xác minh.
Kết quả xác minh sẽ làm rõ đúng sai, bảo vệ người trung thực, xử lý người kê khai không trung thực, chứ không phải đi xác minh tất cả 50 người. Trong thực tế có phải ai cũng có đơn tố cáo đâu.
Theo Nghị quyết trung ương, tất cả những người có nghĩa vụ kê khai tài sản đều phải công khai tại nơi cư trú và công tác. Bây giờ phải luật hóa các quy định trong nghị quyết. Ví như, trong chi bộ tôi sinh hoạt, cuối năm vừa rồi công khai hết.
Hiện nay đã có đơn vị, địa phương nào dán công khai bản kê khai tài sản tại cơ quan chưa, thưa ông?
Tôi chưa có thông tin dán công khai mà đa số là công khai tại hội nghị. Thực tế tâm lý ngại là có. Dần dần phải khắc phục tâm lý này, trong đó vai trò của báo chí là rất quan trọng.
Đối với những tài sản không giải trình được thì xử lý ra sao, thưa ông?
Điều này còn liên quan đến pháp luật hình sự, về quyền tài sản của cá nhân. Một trong nhưng yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng là sung công tài sản bất minh. Muốn thực hiện thì phải nội luật hóa công ước này. Đây là vấn đề lớn, khó, phải bàn, nghiên cứu.
Hiện nay có tới 6 đề xuất về mô hình Ban chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng, phải chăng có nhiều ý kiến khác nhau?
Đúng là có nhiều ý kiến khác nhau, chưa được đồng thuận thì phải bàn để có giải pháp tốt nhất. Có người cho rằng phải thành lập ủy ban, có người giữ nguyên.
Theo TPO
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc