Năm 2014 sẽ có 7 tỷ số thuê bao di động
(TTXVN) Theo số liệu của ITU, số thuê bao di động trên thế giới ước khoảng 7 tỷ vào năm 2014, trong đó hơn một nửa số thuê bao hiện nay là ở châu Á - động lực tăng trưởng của toàn cầu.
Đến cuối năm nay, tỷ lệ đăng ký thuê bao di động chung toàn cầu sẽ lên tới 98%, trong đó tỷ lệ ở các nước phát triển là 128%, còn ở các nước đang phát triển là 89%.
Ngoài ra, ITU dự đoán đến cuối năm nay sẽ có khoảng 2,7 tỷ người, tương đương với 39% dân số thế giới, sử dụng Internet.
Châu Âu sẽ vẫn là khu vực có tỷ lệ nối mạng Internet cao nhất thế giới với 75%, vượt con số 32% ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và tỷ lệ 16% ở châu Phi.
Tổ chức của Liên hợp quốc cho biết thêm, tỷ lệ hộ gia đình nối mạng Internet, thường được coi là thước đo quan trọng nhất trong việc tiếp cận Internet, tiếp tục tăng lên, ước tính đến cuối năm nay, 41% hộ gia đình trên thế giới sẽ kết nối Internet.
Trong bốn năm qua, tốc độ tiếp cận Internet của các hộ gia đình tăng nhanh nhất ở châu Phi với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 27%.
ITU cũng nêu bật sự khác biệt trong lĩnh vực Internet băng thông rộng. Phí dịch vụ băng thông rộng cố định đã giảm mạnh trong 5 năm qua, giảm thêm 82% nếu tính theo tỷ lệ so với thu nhập bình quân đầu người. Tuy nhiên ở các nước đang phát triển, dịch vụ này vẫn tương đối cao với chi phí băng rộng cố định khu vực dân cư, chiếm 30% mức thu nhập bình quân đầu người trung bình hàng tháng.
Băng thông rộng có chi phí hợp lý nhất là ở châu Âu với phí thuê bao cơ bản chỉ ở mức trung bình chưa đến 2% thu nhập bình quân đầu người./.
Hồng Lĩnh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đại tá Bùi Quang Thận – Người cắm cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
CLIP: Mãn nhãn trước màn tử chiến gay cấn của rắn hổ mang chúa và trăn gấm
CLIP: Cho sư tử ăn, người quản thú bất ngờ bị chúa sơn lâm tấn công và cái kết 'thót tim'
CLIP: Bị đàn cá sấu vây hãm, linh dương đầu bò vẫn có màn 'lội ngược dòng' khó tin
CLIP: Đang tắm bùn, lợn bướu bị sư tử truy sát và cái kết

Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'