Nâng cao năng lực kinh tế tư nhân, bảo đảm hội nhập thành công
Chia sẻ tại diễn đàn, ông Vũ Tiến Lộc cho biết, qua khảo sát của VCCI vừa công bố tháng 4/2015 cho thấy, 46% doanh nghiệp tư nhân trong nước và 50% doanh nghiệp FDI dự kiến sẽ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo ông Lộc, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tư nhân trong nước còn chưa được cải thiện đáng kể. Gần 70% doanh nghiệp vẫn kinh doanh không có lãi và mặc dù khu vực kinh tế tư nhân trong nước đã đóng góp gần 50% GDP, nhưng riêng khu vực kinh tế cá thể đã đóng góp tới trên 33% GDP, cho thấy khu cực tư nhân còn quá manh mún. Trong số các doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động thì doanh nghiệp lớn chỉ chưa chiếm đầy 2%, doanh nghiệp vừa chiếm 2%, còn lại 96% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Quy mô nhỏ, tính chất phi chính thức lớn, quản trị yếu kém, công nghệ thấp, khó tiếp cận nguồn vốn, khó tiếp cận thị trường, sức mạnh cạnh tranh không cao....đang là thực trạng phổ biến cảu các doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Tuy nhiên, ông Vũ Tiến Lộc cũng khẳng định rằng, xét về dài hạn, khu vực tư nhân kinh tế trong nước, là động lực tăng trưởng chính, bảo đảm tính tự chủ của nền kinh tế và bảo đảm sự kết nối có hiệu quả giữa khu vực FDI và khu vực kinh tế nội địa.
Để khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước có thể đảm nhận được vai trò này, ông Lộc đã đề nghị Chính phủ có chương trình hành động tổng thể thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong thời gian tới.
Cụ thể, chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đề nghị Chính phủ xây dựng và thực hiện " Chương trình quốc gia khởi nghiệp" để định hướng nghề nghiệp cho học sinh sinh viên và trợ giúp thành lập các doanh nghiệp mới sáng tạo và doanh nghiệp hỗ trợ hoạt động trong các ngành và lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh.
Bên cạnh đó, ông Lộc cũng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đơn giản hóa tối đa các đơn vị kinh doanh và thủ tục hành chính cho việc thành lập và vận hành doanh nghiệp, tăng cường đào tạo kỹ năng làm việc trong doanh nghiệp tại tất cả các trường Đại học và trường nghề, xác lập chương trình đào tạo bắt buộc về khởi sự doanh nghiệp cho các chủ doanh nghiệp.
Để giải quyết vấn đề về vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có những chương trình cho vay vốn hiệu quả. Cụ thể, phải tiếp tục giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục và điều kiện cho vay, thực hiện những hình thức cho vay mới như cho vay theo các chuỗi sản xuất và cung ứng, tăng cường phương thức thuê mua tài chính, phát triển hình thức bảo lãnh tín dụng qua Ngân hàng phát triển Việt Nam....khẩn trương đưa quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa vào hoạt động, phát triển các quỹ đầu tư tư nhân, quỹ đầu tư mạo hiểm...
Tăng cường hệ thống thông tin về công nghệ và thị trường, kết nối hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước và hiệp hội doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại vào đầu tư doanh nghiệp.
Ngoài ra, liên quan đến thủ tục hành chính ông Lộc cũng đề nghị thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư mới về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và các diều kiện kinh doanh, tránh tình trạng Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư thì mở ra nhưng các Luật chuyên ngành và Nghị định, Thông tư hướng dẫn thì khép lại. Phải tiến hành rà soát và gỡ bỏ ngay các điều kiện kinh doanh và giấy phép kinh doanh không còn phù hợp.
Nhà nước không chỉ cần xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi mà còn phải bảo đảm an toàn cho doanh nghiệp. Sự yếu kém của các thiết chế pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong kinh doanh đang là một trong những điểm quan ngại hàng đầu hiện nay. Chính vì thế, cần tăng cường cải cách tư pháp song hành với nỗ lực cải cách hành chính để nâng cao năng lực của các cơ quam xét xử và đảm bảo thi hành án, nâng cao niềm tin và sự dấn thân của doanh nghiệp và sự nghiệp kinh doanh trong thời gian tới.
Cũng theo ông Lộc để giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa cải thiện năng lực cạnh tranh, chuẩn bị cho hội nhập, rất cần cung cấp thông tin kịp thời và cụ thể về các cam kết, các cơ hội, thách thức cụ thể từ các FTA đối với doanh nghiệp. Chính phủ đang đàm phán cấp tập nhiều FTA, trong đó có những FTA thế hệ mới đặc biệt quan trọng như TPP, EVFTA nhưng đến nay, không nhiều doanh nghiệp viết về các FTA này, càng ít hơn nữa những doanh nghiệp có sự chuẩn bị cho các FTA. Đê khắc phục tình trạng này, đại diện VCCI đề nghị Chính phủ xem xét thiết lập một cơ chế để cơ quan có thẩm quyền phối hợp với các đầu mối của cộng đồng doanh nghiệp như VCCI kịp thời cung cấp tất cả những thông tin có thể về các đàm phán, cam kết dưới các hình thức khác nhaucho doanh nghiệp, đông thời, chỉ định một cơ quan có thẩm quyền để hướng dẫn, giải thích chính thức các cam kết khi doanh nghiệp có vướng mắc hoặc khi có cách hiểu khác nhau giữa cơ quan thực thi và doanh nghiệp.
Hơn nữa, Quốc hội và Chính phủ sớm ban hành các luật: Luật cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hỗ trợ DNNVV, Nghị định về Công nghiệp Hỗ trợ, Nghị định về hiệp hội doanh nghiệp... để tăng cường cơ cở pháp lý, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong thời gian tới.
Cuối cùng, đại diện VCCI đề nghị các FDI hợp tác với các cơ quan Chính phủ Việt Nam và các Hiệp hội doanh nghiệp triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển công nghiệp hỗ trợ để các DN có thể trở thành đối tác, nhà cung cấp tham gia vào chuỗi giá trị của FDI, để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo ra sự lan tỏa về công nghệ và kỹ năng trong nền kinh tế Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT