Quốc tế

Nga điều thêm Su-30SM bảo vệ bầu trời Syria

(DNVN) - Su-30SM là sự lựa chọn hợp lý của Nga cho hoạt động quân sự ở Syria, bởi chiếc tiêm kích này không chỉ được sinh ra để không chiến mà còn có thể thực hiện các nhiệm vụ ném bom tầm xa và yểm trợ cận chiến trên không.

Tin tức trên báo Vnexpress,  ngày 13/10, BBC đưa tin Mỹ và Nga sắp tổ chức một cuộc hội đàm mới về an toàn hàng không sau khi máy bay chiến đấu của hai nước chạm mặt nhau khi đang thực hiện nhiệm vụ không kích trên bầu trời Syria.

Đại tá Steve Warren, người phát ngôn quân đội Mỹ cho biết hai chiến đấu cơ của Nga và Mỹ đã "tiến vào cùng một không phận", và phi công đều nhận ra máy bay của bên kia trước khi chuyển hướng để vòng tránh.

Tiêm kích Su-30SM đã gia nhập phi đội của Nga tham gia chiến dịch không kích IS tại Syria..

Hôm 12/10, hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời tướng Igor Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga cho biết không quân nước này đã quyết định điều chiến đấu có Su-30SM hộ tống tất cả các máy bay thực hiện nhiệm vụ không kích ở Syria.

Trước khi thực hiện chiến dịch không kích ở Syria, Nga đã điều ít nhất 4 chiến đấu cơ hiện đại Sukhoi Su-30SM tới căn cứ ở Latakia. Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Dave Majumdar, Su-30SM là sự lựa chọn hợp lý của Nga cho hoạt động quân sự ở Syria, bởi chiếc tiêm kích này không chỉ được sinh ra để không chiến mà còn có thể thực hiện các nhiệm vụ ném bom tầm xa và yểm trợ cận chiến trên không.

Đây là máy bay chiến đấu hai chỗ ngồi, phi công phụ ở phía sau ngồi cao hơn một chút so với phi công chính. Bố trí chỗ ngồi kiểu này giúp phi công có thể quan sát dễ dàng, bao quát tình hình xung quanh và phối hợp xử lý những tình huống phức tạp.

Báo Đất việt dẫn nguồn tin từ "Gazetu.Ru", Moscow đã quyết định tăng cường nhóm không quân ở Syria bằng cách điều động các máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM vào thành phần nhóm không quân Nga tại Syria, đang tham gia chiến dịch tấn công các mục tiêu mặt đất của Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo” IS.

Thông cáo báo chí Bộ Quốc phòng Nga

 

, được công bố bởi đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng nước này là Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết, máy bay Su-30SM với khả năng chiến đấu trên không rất mạnh sẽ đảm nhận nhiệm vụ việc yểm hộ trên không cho tất cả các cuộc không kích của Nga ở Syria, đồng thời bảo vệ không phận nước này.

Ông cũng lưu ý rằng các phương tiện tình báo không quân và vũ trụ của Nga đang làm việc suốt ngày đêm để tiếp tục xác định các mục tiêu khủng bố mới của IS trên mặt đất để máy bay ném bom và cường kích tấn công, đồng thời đảm bảo triệt tiêu các “mối đe dọa từ trên không”.

Su-30SM là biến thế hiện đại hóa từ các biến thể tiêm kích đa năng Su-30MKI và Su-30MKM, phát triển dành cho thị trường xuất khẩu, do Nhà máy chế tạo máy bay Irkut (thiên về phát triển các dòng tiêm kích thiên về không chiến) chế tạo.

Su-30SM được nâng cấp và hiện đại hóa lại theo yêu cầu của Quân đội Nga với việc được trang bị lại hệ thống radar quét mảng pha điện tử thế hệ mới Bars-R, hệ thống thông tin tin liên lạc, hệ thống nhận diện địch ta, hệ thống ghế phóng khẩn cấp, hệ thống vũ khí được nâng cấp và nhiều nâng cấp khác.

Chiến đấu cơ Su-30SM của không quân Nga.

Khi thực hiện nhiệm vụ hộ tống các máy bay ném bom hoạt động trên không phận Syria, Su-30SM nhiều khả năng sẽ thường xuyên chạm mặt tiêm kích F-16, loại máy bay chiến đấu được Mỹ và đồng minh sử dụng rất phổ biến trong chiến dịch không kích phiến quân IS. Mới đây, Mỹ cũng đã chuyển nhiều chiến đấu cơ F-16 tới căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ để thực hiện các cuộc không kích IS.

 

Theo chuyên gia Majumdar, phần lớn các chiến đấu cơ F-16 hiện nay của Mỹ chưa được lắp đặt radar mảng pha điện tử chủ động (AESA) giống như trên máy bay F-15C nâng cấp. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho phi công F-16 trong việc phát hiện mục tiêu và giao chiến ở khoảng cách xa, ngoài tầm nhìn thị giác của phi công. Không quân Mỹ đã ý thức được điều này và lên kế hoạch nâng cấp khoảng 300 chiếc F-16, nhưng chương trình này đã bị hủy bỏ vì cắt giảm ngân sách.

Bởi vậy, chuyên gia Majumdar đánh giá Su-30SM của Nga sẽ có lợi thế hơn so với F-16 trong những cuộc đối đầu trên không, khi hệ thống radar của nó có thể giúp phát hiện và ngắm bắn mục tiêu từ xa.

Giới phân tích nhận định rằng bất cứ cuộc đụng độ nào nổ ra từ những vụ chạm mặt giữa chiến đấu cơ Nga-Mỹ trên bầu trời Syria cũng có thể dễ dàng bùng nổ thành một cuộc xung đột nguy hiểm có thể lan rộng ở quy mô toàn cầu. Bởi vậy, Mỹ và Nga cần thiết phải có những hành động để tránh nguy cơ xung đột trên không, trong bối cảnh cả hai nước vẫn đang tăng cường chiến dịch không kích chống IS ở Syria.

Hồng Hà (T/H)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo