Quốc tế

Nga thử nghiệm súng quang học làm mù mắt để diệt IS ở Syria

(DNVN) - Bên cạnh chiến dịch dội bom, phóng tên lửa hành trình vào các căn cứ của IS ở Syria, Nga đang thử nghiệm một loại vũ khí sát thương mới có thể làm mù mắt đối phương bằng cách gây nhiễu quang học.

Tờ Express của Anh cho biết Quân đội Nga sắp đưa vào thử nghiệm một loại vũ khí sát thương mới có tên gọi Granch, một thiết bị điều khiển từ xa với 2-4 máy chiếu, bắn ra một chùm tia sáng đủ năng lượng để trấn áp và gây mù tạm thời cho đối phương.

Súng quang học Granch được Nga trình làng tại một triển lãm khí tài quân sự tổ chức hồi tuần trước và sẽ được Hải quân Nga thử nghiệm trên khu trục hạm Đô đốc Gorshkov vào cuối tháng 10 này. Nga sẽ trang bị loại vũ khí này trên các loại tàu đệm khí, xe lội nước, tàu cánh ngầm của các lực lượng hải quân, cảnh sát biển nhằm tấn công các mục tiêu như tàu buôn lậu, khủng bố, cướp biển,...

"Súng gây mù" sẽ được thử nghiệm tại Syria để tiêu diệt phiến quân IS trong thời gian tới.

Express nhận định rằng sức mạnh của khẩu súng trên, đặc biệt là những tác động về mặt tâm lý lên đối phương của nó, hoàn toàn phù hợp với mục tiêu truy quét các phần tử thuộc tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng IS tại Syria mà Nga đang thực hiện.

Ngoài khả năng khiến đối phương mù mắt tạm thời, nó còn phát huy tác dụng như một thiết bị gây nhiễu, cản trở hoạt động của các thiết bị cảnh báo sớm, khiến hoạt động trinh sát của đối phương gặp khó khăn.

Nhiệm vụ chính của Grach là khiến đối phương không thể thấy binh sĩ trong trận chiến, đồng thời cản trở hoạt động trinh sát, do thám của địch. Người ta cũng có thể sử dụng nó trong chiến dịch cứu hộ, hoặc để gửi tín hiệu ánh sáng tới vị trí xa xôi.

Với khả năng phát ánh sáng đa bước sóng, Grach có thể gây lóa mắt người và vô hiệu hóa các thiết bị quang học.
Với khả năng phát ánh sáng đa bước sóng, Grach có thể gây lóa mắt người và vô hiệu hóa các thiết bị quang học.

Bên cạnh đó, nhà sản xuất Grach OPK còn nhìn ra nhiều ứng dụng tiềm năng khác. “Tiềm năng xuất khẩu của Grach rất lớn. Nó có thể tham gia các chiến dịch chống khủng bố, chống đổ bộ lên đất liền hoặc chống chiến tranh phá hoại. Ngoài cứu mạng người và bảo vệ thiết bị, nó còn có thể gây tác động tâm lý mạnh đối với kẻ thù”, Sergey Skokov, phó giám đốc OPK phát biểu trong buổi ra mắt.

Các cuộc không kích được Nga thực hiện trong tuần qua đã phá hủy hàng trăm mục tiêu mà nước này cho là liên quan đến IS, trong đó có 71 xe bọc thép, 30 loại xe khác, 19 sở chỉ huy, 2 trung tâm truyền thông, 23 kho chứa nhiên liệu và đạn dược, 6 nhà máy được sử dụng để chế tạo bom xe, các trại huấn luyện và nhiều linh kiện pháo. 

 

Ngoài ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tính toán huy động 150.000 quân dự bị, được gọi đăng ký nhập ngũ hồi đầu tuần trước, để tiêu diệt IS.

Trong một diễn biến liên quan khác, ngày 8/10, không quân Pháp đã tiếp tục tiến hành đợt không kích thứ 2 tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria trong bối cảnh Nga cũng đang tăng cường can thiệp quân sự tại quốc gia Trung Đông này.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, ông Jean-Yves Le Drian cho biết trong cuộc họp báo sáng nay 9/10: “Hai chiến đấu cơ Rafale đã ném bom một trại huấn luyện chiến binh của tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Mục tiêu này đã bị đánh sập hoàn toàn.”

Các cuộc không kích này của Pháp là lời cam kết sẽ truy đuổi nhóm khủng bố mà Tổng thống Francois Hollande từng tuyên bố trước đó rằng IS có kế hoạch tấn công một số nước, trong đó có Pháp. Tuyên bố nêu rõ: “Pháp cam kết chiến đấu chống lại mối đe dọa khủng bố từ IS. Chúng tôi sẽ không kích bất cứ khi nào an ninh quốc gia bị đe dọa”.


Tùng Bách (Theo Express)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo