Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất đồng euro thấp kỷ lục
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0,05% và đẩy lãi suất tiền gửi xuống mức thấp nhất từ trước đến nay và ngày càng cách xa so với ngưỡng 0%. Đây vẫn là một phần trong nỗ lực đẩy mạnh đà phục hồi của nền kinh tế cũng như lạm phát ở khu vực Eurozone.
Theo thông báo mới được ECB đưa ra sau cuộc họp ngày hôm nay (3/12), mức lãi suất tiền gửi mà các ngân hàng thương mại đem gửi tại các Ngân hàng Trung ương trên toàn khu vực Eurozone sẽ giảm từ mức -0,2% hiện nay xuống còn -0,3%. Lãi suất tái cấp vốn chủ chốt vẫn được giữ ở mức 0,05%.
Việc hạ lãi suất tiền gửi là nhằm thúc đẩy các ngân hàng cho vay nhiều hơn và hỗ trợ đà phục hồi kinh tế. Trong quý III, GDP khu vực này chỉ tăng 0,3%, thấp hơn so với 0,4% quý trước đó. Eurozone hiện gồm 19 quốc gia cùng sử dụng đồng euro.
Ngoài ra, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi cho biết chương trình mua lại tài sản trị giá 60 tỷ euro (64 tỷ USD) của cơ quan này sẽ được gia hạn đến ít nhất là tháng 3/2017. Hiện nay, chương trình này đang bơm ra thị trường 60 tỷ Euro/tháng.
ECB mở rộng đối tượng của chương trình mua tài sản bằng cách mua thêm nợ của các địa phương, nhưng tổng quy mô gói hỗ trợ không thay đổi. Như vậy, tổng số tiền mà ECB sẽ bơm thêm vào thị trường thông qua chương trình mua trái phiếu sẽ là khoảng 360 tỷ Euro, tương đương 390 tỷ USD.
Đồng thời, Chủ tịch ECB, ông Mario Draghi cũng khẳng định sẵn sàng tiếp tục hành động nếu cần thiết để duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ. Tổng số tiền dành cho chương trình nới lỏng định lượng của ECB hiện được nâng lên mức 1,5 nghìn tỷ Euro, cao hơn khá nhiều so với con số 1,1 nghìn tỷ Euro theo ước tính ban đầu.
ECB cũng dự báo lạm phát năm 2016 sẽ ở mức 1% thay cho mốc 1,1% theo dự báo trước đó trước đó. Lạm phát năm 2017 được cho là ở mức 1,6%. Mức lạm phát mục tiêu của ECB là 2%. ECB cho rằng kinh tế châu Âu năm 206 sẽ tăng trưởng 1,7%, năm 2017 tăng 1,8%, thấp hơn so với mức 1,9% được đưa ra trước đó.
Như vậy, Ngân hàng Trung ương châu Âu đang làm điều hoàn toàn ngược lại so với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). FED đã sẵn sàng nâng lãi suất trong tháng này, lần đầu tiên trong gần một thập kỷ. Trong khi đó, ECB phải tung thêm kích thích để thúc đẩy tăng trưởng và chống lạm phát thấp. Sự khác biệt về chính sách này được dự báo tác động lên thế cân bằng của các thị trường không chỉ năm nay, mà còn một thời gian dài nữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển