Người phụ nữ đầu tiên giành giải thưởng Fields
Một nhà toán học người Iran mới đây trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới.
Đại hội Toán học quốc tế (ICM) hôm qua công bố Maryam Mirzakhani, 37 tuổi, là một trong 4 nhà toán học giành giải thưởng danh giá này trong năm nay.
"Mirzakhani là người thông thạo phạm vi nghiên cứu đa dạng của kỹ thuật toán học và các văn hóa toán học khác nhau. Cô là hiện thân của sự kết hợp hiếm hoi giữa khả năng về kỹ thuật xuất sắc, tham vọng táo bạo, tầm nhìn sâu rộng và tinh thần ham học hỏi", thông báo của ICM nói về người phụ nữ giành giải thưởng năm nay.
Là một chuyên gia về hình học, Mirzakhani đưa ra phương pháp tính toán thể tích của các bề mặt hyperbol có hình thù kỳ quặc như uốn cong hình yên ngựa hay xoắn lại theo dạng móc.
Maryam Mirzakhani sinh năm 1977 tại Tehran, thủ đô Iran. Cô theo học tại Đại học Harvard và đạt học vị tiến sĩ năm 2004. Mirzakhani hiện là giáo sư tại Đại học Stanford, bang California, Mỹ.
Theo AFP, trong sự nghiệp nghiên cứu, Mirzakhani từng giành được nhiều giải thưởng lớn trong lĩnh vực toán học. Năm 2009, cô nhận giải thưởng Blumenthal với những đóng góp cho sự tiến bộ của nghiên cứu toán học thuần túy và 4 năm sau đó là giải thưởng Satter của Hiệp hội Toán học Mỹ.
Cùng với Maryam Mirzakhani, ba nhà toán học khác đoạt giải Fields lần này còn có Artur Avila (Pháp) , Manjul Bhargava (Mỹ) và Martin Hairer (Anh).
Huy chương Fields là một giải thưởng được trao cho tối đa bốn nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kì Đại hội Quốc tế (ICM) của Hiệp hội Toán học quốc tế (IMU), được tổ chức 4 năm một lần. Giải thưởng được sáng lập bởi nhà toán học Canada John Charles Fields, trao lần đầu tiên vào năm 1936. Mục đích của giải thưởng là sự công nhận và hỗ trợ cho các nhà toán học trẻ tuổi đã có những đóng góp quan trọng có tính cách đột phá cho lĩnh vực toán học.
Năm 2010, Giáo sư Ngô Bảo Châu từng nhận được giải thưởng danh giá này, với việc đưa ra chứng minh về "bổ đề cơ bản", phần quan trọng trong tầm nhìn về toán học mà Robert Langlands từng đưa ra từ những năm 1960.
Theo VnExpress
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cá duy nhất trên thế giới không ai bắt được khi còn sống: Dài đến 9m, được yêu thích ở Việt Nam
Top 10 loài động vật dài nhất thế giới: Vị trí số 1 lên tới 55 mét
Vàng đến từ đâu và được hình thành như thế nào?
Top 5 con ‘quái vật’ bí ẩn gây ám ảnh nhất cho người Việt Nam: Con thứ 2 hoàn toàn có thật trên đời!
Einstein là thiên tài nhưng tại sao con trai ông lại mắc bệnh tâm thần?
Người đàn ông thông minh nhất thế giới với chỉ số IQ 210 tuyên bố không ngờ về những gì xảy ra sau khi con người chết
Cột tin quảng cáo