Nhà mạng Nhật và vụ thâu tóm xuyên biên giới
Đây là số tiền lớn nhất một công ty Nhật chi trả cho vụ thâu tóm xuyên biên giới. Giao dịch vừa được đồng sáng lập kiêm Tổng giám đốc Masayoshi Son của Softbank và CEO Sprint Dan Hesse công bố tại buổi họp báo ở Tokyo hôm 15/10. Như vậy, Softbank tự mở đường vào thị trường Mỹ vẫn đang trên đà tăng trưởng, trong khi thị trường Nhật đã đình trệ. Đồng thời, Sprint được trao tiền tài để xây dựng mạng 4G cạnh tranh tốt hơn với hai đại gia viễn thông hàng đầu nước Mỹ là AT&T và Verizon Wireless.
Các chuyên gia từ lâu đã cho rằng ngành viễn thông Mỹ cần được củng cố, song ít ai nghĩ Nhật Bản sẽ trở thành chất xúc tác. Vài chuyên gia lo ngại Softbank sẽ thu được ít hơn những gì mình bỏ ra. Tuy nhiên, tỉ phú Son – một người thường đón nhận rủi ro – lại đặt cược tăng trưởng của nước Mỹ sẽ trợ giúp cho Softbank trong thị trường di động Nhật Bản bão hòa. Kết hợp lại, cả Sprint và Softbank sẽ có 96 triệu người dùng.
Tại buổi họp báo, ông Son phát biểu: “Sẽ an toàn nếu bạn không làm gì cả, và thách thức của chúng tôi tại Mỹ không dễ vượt qua. Chúng tôi phải tấn công thị trường mới, thị trường với nền văn hóa khác biệt, và chúng tôi phải làm lại từ con số 0 sau tất cả những gì đã gây dựng. Tuy nhiên, không đón nhận thách thức này sẽ là một rủi ro lớn hơn.”
Theo giao dịch, Softbank sẽ mua lại 3,1 tỉ USD trái phiếu chuyển đổi sang cổ phiếu Sprint với giá 5,25 USD/cổ phiếu, trong khi 55% cổ phiếu hiện tại của Sprint được trao đổi với giá 7,3 USD/cổ phiếu bằng tiền mặt, giao dịch sẽ được hoàn thành vào giữa năm 2013. Ba nguồn tin của hãng tin Reuters cho biết bốn ngân hàng – Mizuho, Sumitomo Mitsui, Mitsubishi UFJ và Deutsche Bank – đã chấp thuận khoản vay tổng cộng 21,1 tỉ USD của Softbank.
Hesse vẫn giữ vị trí CEO của Sprint. Ông cho biết khoản đầu tư của Softbank mang tới cho Sprint cơ hội mà hãng chưa có được kể từ khi ông gia nhập công ty cuối năm 2007, cho phép Sprint đóng vai trò lớn hơn trong thị trường tương lai. Trong 19 quý qua, Sprint không sinh lãi và nợ ròng khoảng 15 tỉ USD, trong khi Softbank nợ ròng khoảng 10 tỉ USD. Các nhà môi giới cảnh báo thương vụ sẽ nâng “tỉ suất mắc nợ hậu giao dịch lên mức không thể chấp nhận được”.
Đôi bên có lợi
Sprint đang trải qua kế hoạch nâng cấp một trong những mạng lưới của mình trị giá 7 tỉ USD. Hãng có thể dùng một phần từ khoản đầu tư của Softbank để mua lại phần còn lại của công ty Clearwire chưa được sở hữu. Clearwire có cơ sở hạ tầng tốc độ cao hấp dẫn với các nhà mạng vốn đang gặp vướng mắc với lượng dữ liệu gia tăng nhanh chóng do số người sử dụng smartphone tăng nhanh. Hiện Sprint mới nắm giữ 46% cổ phần Clearwire.
Về phía nhà mạng Nhật, liên kết với Sprint sẽ giúp Softbank có thêm lợi thế khi giao dịch với Apple, giúp củng cố vị thế tại thị trường bản địa so với Tập đoàn KDDI cũng cung cấp iPhone và người dẫn đầu thị trường NTT DoCoMo.
Đoàn Huế (Theo ITC news)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
![Ngôi nhà sàn gỗ lim 'khủng' nhất Việt Nam: Chi phí 200 tỷ, thuê hơn 10.000 công thợ, xây trong vòng 4 năm](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2025/02/06/882nha-san.jpg?format=webp&mode=crop&width=190&height=107)
Ngôi nhà sàn gỗ lim 'khủng' nhất Việt Nam: Chi phí 200 tỷ, thuê hơn 10.000 công thợ, xây trong vòng 4 năm
CLIP: Rắn phì châu Phi có phản ứng 'sốc' khi đụng độ cua
Sự tích thú vị về Thần Tài, lý do đặt tỏi lên ban thờ Thần Tài giúp chiêu tài, giải vận xui
CLIP: Đối đầu với rắn hổ mang, loài rắn được mệnh danh là 'cỗ quan tài sống' vẫn phải trả giá bằng cả tính mạng
Loài rắn hổ mang chúa mới được tìm thấy ở Đông Nam Á đã vào ngay Sách Đỏ: Phá vỡ "định kiến" 200 năm
Đây là danh tướng sở hữu có chỉ số IQ cao nhất Tam Quốc: Là kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng, lừa được cả Tào Tháo, xuất thân hiển hách