Khám phá

Nhìn lại lịch sử máy bay siêu thanh Concorde

Concorde là máy bay quyến rũ nhất mà thế giới từng được chiêm ngưỡng. Cảm giác ra sao khi ta bay trên chiếc máy bay đó?

Mũi nhọn: Chiếc Concorde do Anh và Pháp hợp tác sản xuất nối London với New York chỉ với hai giờ bay.

Jack Steward tìm hiểu: Đó là chiếc phi cơ tuyệt đỉnh. Từ 1976 cho tới khi không còn được sử dụng nữa, năm 2003, không mấy thứ trên đời có thể sánh được về độ sang trọng so với việc có một chuyến bay trên chiếc Concorde.
 
Chiếc phi cơ chở được khoảng 100 người, với giá trên 4.000 bảng một chỗ ngồi cho một chuyến vượt Đại Tây Dương với tốc độ nhanh hơn đạn bay. Quả là một thành tựu kỹ thuật đầy ấn tượng!
 
Từng chi tiết của chiếc phi cơ đều là một cuộc cách mạng, đưa ra những thách thức độc đáo cho các nhà thiết kế và các phi công bay thử nghiệm.
 
Concorde lần đầu cất cánh vào năm 1969 sau một dự án thử nghiệm chung đầy tham vọng của Anh và Pháp.
 
Thiết kế cánh máy bay hình tam giác, mượn ý tưởng từ phi cơ tiêm kích phản lực nhỏ hơn nhiều, khiến cho Concorde đạt được tốc độ nhanh tới kinh ngạc.
 
Concorde có khoang lái có thể di chuyển dốc về phía trước khi hạ cánh và có mũi nhọn cổ điển nhằm giảm ma sát tối đa khi tăng tốc lên vận tốc di chuyển Mach 2.
 
Gần đây, trong lúc lục lọi đống tư liệu quý giá các chương trình phát thanh của BBC, tôi phát hiện ra một đoạn buổi phát sóng kỷ niệm 50 năm các chương trình khoa học, Science in Action, từng được phát trên BBC Thế Giới Vụ, trong đó có nói về những thiết kế tuyệt vời bên trong máy bay hồi nó đang được thiết kế, phát triển.
 
Trong số này, đoạn âm thanh đầu tiên được ghi lại từ 1969, là năm mà chiếc máy bay có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, và cũng là một trong những lần đầu tiên chúng ta được nghe thấy âm thanh gầm rú của nó.
 
Cơ trưởng James (Jimmy) Andrew, người phụ trách phát triển chuyến bay cho Concorde tại BOAC, đã nói về những cảm xúc đầu tiên của ông khi điều khiển chiếc máy bay khi đó vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, nhất là về việc liệu có trục trặc gì không khi chiếc phi cơ đạt đến tốc độ Mach 1.
 
Rõ ràng là Concorde “đã xử lý rất tốt” và dễ điều khiển hơn so với các phi cơ khác như Boeing 747.
 
Concorde “không chỉ là máy bay dành cho phi công, mà còn là máy bay dành cho hành khách”, theo Andrew, và Concorde đã trở thành lựa chọn ưa thích cho những ai có điều kiện chi trả.
 
Hành khách sẽ được lựa chọn một trong bốn loại champage khác nhau trước khi được phục vụ bữa ăn thịnh soạn gồm ba món.
 
Khoang lái có thể nhô lên để phi hành đoàn quan sát dễ dàng khi cất cánh hoặc hạ cánh, nhưng được tụt xuống khi di chuyển với tốc độ siêu thanh.
 
Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ rằng Concorde được thiết kế nội thất một cách rộng rãi, thoải mái thì bạn cần phải nghĩ lại. So với chiếc Airbus thôi chẳng hạn thì Concorde rõ ràng là chật chội.
 
Như giải thích của Cơ trưởng Andrew, các thiết bị trên máy bay khá là thông thường, với một số thứ “khá hay”, thậm chí cả một số thiết bị được điện toán hóa, dự kiến sẽ được lắp đặt.
 
Mười năm sau, chương trình Science in Action của BBC quay trở lại tìm hiểu về những nâng cấp đồ công nghệ cao hi-tech này.
 
Hồi 1979 (ba năm sau khi Concorde bắt đầu hoạt động), người phỏng vấn là Arthur Garratt chứng kiến việc hệ thống định vị Inertial Navigation System (INS) đã được đưa vào sử dụng.
 
Hệ thống này cho phép chiếc phi cơ tính toán xem vị trí của nó đang ở đâu, nó đang bay với tốc độ nào. Đây là thời điểm đi trước hàng năm so với hệ thống định vị vệ tinh GPS mà nhiều người trong chúng ta đang sử dụng ngày nay.
 
Concorde ngưng hoạt động từ 2003, chỉ vài năm sau khi xảy ra một vụ tai nạn chết người, với chiếc phi cơ đâm lao xuống ngay sau khi vừa cất cánh ở Paris.
 
Tuy nhiên, di sản mà chiếc máy bay mũi nhọn để lại thì vẫn còn sống mãi.
 
Các kỹ sư vẫn đang tìm cách phát triển hình thức di chuyển siêu thanh, để sao cho hành khách có thể từ London tới New York chỉ trong vòng một giờ đồng hồ, tuy nhiên bằng cách thức nào đó ít tốn kém hơn, ít ô nhiễm hơn và ít ồn ào hơn so với Concorde.
 
Thế nhưng trước khi mơ về một tương lai như thế, thì chúng ta hãy cứ tận hưởng những khoảnh khắc đột phá mà con người từng được hưởng trong lĩnh vực hàng không.
 
Theo BizLIVE.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo