Những bí mật đắng lòng ở nhà máy sản xuất iPhone
Dưới đây là những gì mà Daisey và Kristof đã mắt thấy tai nghe.
- Thành phố Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc là nơi sản xuất chủ yếu những sản phẩm iPhone, iPad. Vào 30 năm trước, nơi đây chỉ là một ngôi làng nhỏ bên sông. Hiện, Thâm Quyến có tới 13 triệu dân, lớn hơn thành phố New York.
- Tập đoàn Hồng Hải (Foxconn), một trong số các công ty sản xuất và lắp ráp hàng công nghệ cho Apple, có một nhà máy ở Thâm Quyến. Nhà máy này hiện đang thu dụng 430.000 người.
- Trong nhà máy Thâm Quyến của Foxconn có 20 quầy ăn. Mỗi quầy phục vụ 10.000 người. Bên ngoài nhà máy có nhân viên an ninh vác súng đứng canh.
- Khi đứng bên ngoài nhà máy, phóng viên Daisey đã phỏng vấn một cô bé 13 tuổi làm việc cho Foxconn. Em cho biết, mỗi ngày phải đánh bóng mặt kính hàng nghìn chiếc iPhone mới.
- Cô bé "công nhân" cho biết, Foxconn không giới hạn tuổi làm việc tại nhà máy. Mỗi khi có đoàn thanh tra tới, Foxconn đều biết trước và lập tức thay những công nhân ít tuổi bằng người già hơn.
- Trong hai tiếng đứng ngoài cửa nhà máy, Daisey đã gặp nhiều công nhân nói rằng họ 14, 13 và thậm chí 12 tuổi. Họ đi cùng với những người lớn tuổi hơn. Daisey ước tính khoảng 5% số công nhân mà anh tiếp xúc là dưới độ tuổi lao động.
- Daisey cho rằng, Apple chắc phải biết điều này, hoặc có thể họ không muốn biết.
- Mỗi giờ làm việc ở Trung Quốc là 60 phút (ở Mỹ là một giờ nhưng bao gồm cả thời gian giải trí, tán gẫu). Trong 60 phút này, công nhân không được nói chuyện, làm việc dưới sự giám sát của camera. Hầu hết công nhân phải đứng trong giờ làm việc.
- Số giờ làm việc theo quy định ở Trung Quốc là 8 tiếng mỗi ngày. Nhưng mỗi ca tại nhà máy thường tới 12 tiếng. Khi cần, thời gian làm việc có thể kéo dài tới 14 - 16 tiếng.
- Nhiều công nhân trả lời phỏng vấn cho biết, họ phải dùng hexane để lau rửa màn hình iPhone. Đây là chất hóa học độc hại có tác động tới hệ thần kinh của con người.
- Một số công nhân cho biết, tay họ gần như bị liệt do làm liên tục một nhiệm vụ hàng trăm nghìn lần trong nhiều năm. Điều này có thể tránh được nếu công nhân được chuyển đổi công việc, nhưng ở đây, một khi tay họ không làm được việc nữa, họ sẽ bị sa thải.
- Một cựu công nhân yêu cầu công ty trả tiền làm việc ngoài giờ nhưng bị từ chối. Cô đã phản ánh lên công đoàn nhà máy. Công đoàn đưa cô vào danh sách đen và sẽ ghi vào hồ sơ mỗi khi cô xin việc ở nơi khác. Những công nhân nằm trong danh sách đen bị xem là "người ưa gây chuyện" và sẽ không ai dám nhận họ vào làm.
- Một người bị thanh kim loại đè vào tay ở Foxconn nhưng nhà máy không hỗ trợ y tế. Khi vết thường lành, cánh tay không hoạt động nữa và họ sa thải ông. May mắn là, người công nhân này tìm được việc làm mới, trong một nhà máy chế biến gỗ. Thời gian làm việc "tốt hơn rất nhiều, chỉ có... 70 tiếng mỗi tuần", ông nói.
- Trong khu ký túc dành cho công nhân, Daisey đếm được, mỗi phòng ngủ có 15 chiếc giường được chồng lên nhau cao tới tận trần nhà. Những người Mỹ có khổ người bình thường không nằm vừa các giường này.
Theo Phúc Minh
VnEconomy
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán