Những tỉnh nào quay lưng với hệ tại chức?
“Nói không” với tại chức
Gần đây, thông báo tuyển dụng viên chức năm 2012 của một số địa phương như Hà Nam, Nam Định, Hà Nội, Quảng Bình, Quảng Nam đã “nói không” với những người tốt nghiệp đại học tại chức, liên thông.
Gần đây nhất vào 28/9, thông báo tuyển dụng giáo viên của Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Nguyên cũng quay lưng lại với hệ tại chức.
Thông báo này nêu rõ điều kiện ứng tuyển của ứng viên: “Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên (thuộc hệ đào tạo giáo viên dạy trung học phổ thông) phù hợp với chuyên ngành cần tuyển hoặc có bằng đại học khác (hệ chính quy) trở lên phù hợp với chuyên ngành cần tuyển và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm kèm theo bảng điểm học nghiệp vụ sư phạm".
Không có sự phân biệt giữa bằng tại chức hay chính quy khi thi tuyển công chức.
|
Trước đó, vào cuối tháng 7/2012, Sở Giáo dục - Đào tạo Phú Thọ có thông báo tuyển viên chức năm 2012 nêu rõ yêu cầu người dự tuyển viên chức giáo viên:
- Tốt nghiệp hệ chính quy tập trung (không bao gồm chính quy liên thông) đại học sư phạm, khoa sư phạm của các trường đại học.
- Tốt nghiệp đại học ở các trường khác (ngoài sư phạm) trong và ngoài nước phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và có chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng”.
Năm 2011, Sở Giáo dục - Đào tạo Vĩnh Phúc cũng đặt ra điều kiện tuyển giáo viên bậc THPT chỉ gồm những người tốt nghiệp chính quy một số trường như:
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Thái Nguyên, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Hà Nội (khoa tiếng Anh), Đại học Thể dục thể thao (chuyên ngành giáo dục thể chất).
-Lưu ý cụ thể: “không tuyển người theo chương trình liên thông lên đại học”.
Tại TP.Hồ Chí Minh, tuy không quy định bằng văn bản nhưng Sở Giáo dục - Đào tạo TP.Hồ Chí Minh cho biết: khi tuyển giáo viên cho năm học 2012-2013, các ứng viên tốt nghiệp hệ tại chức sẽ bị chấm thang điểm thấp (ứng viên dự tuyển sẽ có ba cột điểm: điểm trung bình các môn học, điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp đại học và điểm phỏng vấn - PV).
Theo ông Văn Công Sang - trưởng phòng tổ chức - cán bộ Sở Giáo dục - Đào tạo TP.Hồ Chí Minh, với tình hình số lượng giáo viên bậc trung học dự thi tuyển cao hơn gấp nhiều lần so với chỉ tiêu tuyển dụng như năm nay thì TP.Hồ Chí Minh sẽ ưu tiên tuyển dụng đối tượng tốt nghiệp hệ chính quy ngành sư phạm trước.
Bộ Nội vụ nói gì?
Thứ trưởng Bộ Nội Vụ, ông Trần Anh Tuấn khẳng định không có sự phân biệt giữa bằng tại chức hay chính quy khi thi tuyển công chức.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, sau khi báo chí phản ánh có 7 địa phương trong cả nước thông báo không tuyển dụng đầu vào có bằng tại chức, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã kịp thời chỉ đạo 2 đoàn công tác kiểm tra công tác tuyển dụng tại một số địa phương để làm rõ nội dung báo chí đưa tin.
Theo Thứ trưởng Trần Anh Tuấn, việc tuyển dụng công chức, ngoài yêu cầu về phẩm chất, đạo đức, phải nâng cao chất lượng tuyển dụng, không phân biệt loại hình đào tạo tại chức hay chính quy, công lập hay dân lập.
Vấn đề là cơ quan tổ chức tuyển dụng phải đảm bảo công bằng, khách quan, không nên nhìn vào bằng cấp mà cần xem xét năng lực người được tuyển dụng có đảm bảo được nhiệm vụ công tác hay không?
Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Nội vụ Nguyễn Xuân Bình cho hay: Quy định hiện hành về công chức sẽ được thực hiện đồng bộ trong cả nước.
Luật Công chức không cấm tuyển dụng công chức hệ tại chức, Luật Giáo dục cũng không phân biệt giá trị các loại hình bằng cấp cho nên cần thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Theo VTC News
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 'Đi lạc' vào ổ ong bắp cày, rắn hổ mang chúa nhận cái kết tan xương nát thịt
CLIP: Sư tử trổ tài săn 'kẻ bố đời' rồi nhận cái kết khó tin
Gia đình đặc biệt nhất Việt Nam có vợ và chồng đều là tướng nổi tiếng, trụ cột đất nước một thời
CLIP: Ỷ đông bắt nạt lửng mật, 3 con báo nhận ngay cái kết bẽ mặt
Việt Nam sở hữu loài cây hiếm có khó tìm nhất thế giới, nhiều người bản địa cũng chưa từng được thấy
Thanh bảo kiếm cõi âm mang 'lời nguyền chết chóc' của Hoàng đế Càn Long, mất 10 năm mới hoàn thành