Nọc độc của nhện có thể bào chế làm thuốc giảm đau hiệu quả
Nọc độc của nhện có thể chứa thành phần được tìm kiếm từ lâu để bào chế thuốc giảm đau hiệu quả và có tác dụng lâu dài.

Nhóm nghiên cứu, do nhà khoa học Glenn King thuộc Đại học Queensland của Australia đứng đầu, đã công bố phát hiện này trên tạp chí Dược khoa của Anh ra ngày 4/3.
Trong quá trình kiểm tra nọc độc của 206 loài nhện, các nhà nghiên cứu phát hiện 7 thành phần có tác dụng chặn đứng hoạt động của một protein giữ vai trò quan trọng trong việc truyền cảm giác đau đến não người. Chất độc mà nhện dùng để giết đối thủ chứa những phân tử có thể phá hủy các protein truyền tín hiệu đau giữa dây thần kinh và não.
Như vậy, việc xác định và kiểm soát chất độc này có thể là giải pháp cho hàng triệu người phải chịu các cơn đau kinh niên, chứng bệnh tác động đến khoảng 15% dân số người lớn trên thế giới và gây thiệt hại cho Mỹ khoảng 600 tỷ USD/năm.
Cũng theo nghiên cứu trên, một trong 7 thành phần mới được phát hiện hoạt động rất mạnh và có cấu trúc hóa học cho thấy nó có độ ổn định cao về hóa chất, nhiệt và sinh học, những yếu tố quan trọng đối với việc bào chế một loại thuốc mới.
Nhà nghiên cứu Glenn Kinh cho biết nghiên cứu trước đó đã cho thấy tình trạng "miễn đau" ở những người thiếu protein Nav1.7 do hiện tượng biến đổi gen tự nhiên. Nav1.7 được coi là "kênh" quan trọng đối với việc truyền tín hiệu đau.
Trên thế giới hiện tồn tại khoảng 45.000 loài nhện. Đây là nguồn cung cấp khoảng hơn 9 triệu acid amin, song chỉ có khoảng 0,01% được các nhà bào chế thuốc sử dụng. Chưa kể, các loại thuộc hiện có còn hạn chế về hiệu quả và chứa nhiều tác dụng phụ.
Theo Vietnamplus
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
Đây là cây gỗ quý 4.300 năm tuổi, có giá gần nghìn tỷ
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Cột tin quảng cáo