Nokia khởi động nhà máy điện thoại tại Việt Nam
Bà Phan Cẩm Ly, Phụ trách truyền thông của Nokia Đông Dương và Philippines cho biết, thực tế, nhà máy của Nokia đã được động thổ ngay sau khi tập đoàn nhận được giấy phép đầu tư. Ngày 23 tới, Nokia sẽ họp báo công bố việc khởi động nhà máy.
Tuy nhiên, bà Ly chưa cho biết thời điểm cụ thể nhà máy đi vào hoạt động sản xuất và chính thức cung cấp hàng hóa sản xuất trong nước ra thị trường. Theo bà, các thông tin này sẽ được công bố trong cuộc họp báo tới.
Rất có thể trong năm nay, những sản phẩm điện thoại đầu tiên của Nokia sản xuất tại Việt Nam sẽ được đưa ra thị trường.
Bởi lẽ tháng 3 năm ngoái, Nokia cho biết, năm 2012, dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động với 80% công suất, năm 2013 là 92% và cuối năm 2014 sẽ đi vào hoạt động ổn định với 95% công suất, tương đương khoảng 45 triệu sản phẩm/quý.
Hãng này cũng cam kết thành lập và xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Việt Nam với mức đầu tư ban đầu khoảng 200 triệu Euro (tương đương 300 triệu USD) và sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tiếp theo.
Giữa năm 2011, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo UBND tỉnh Bắc Ninh xem xét, cấp chứng nhận đầu tư thành lập Công ty TNHH Nokia Việt Nam, với mục tiêu sản xuất, gia công và lắp ráp điện thoại di động tại khu công nghiệp VSIP, Bắc Ninh.
Như vậy, sau khi nhà máy của Nokia đi vào hoạt động, cùng với nhà máy của Samsung, tỉnh Bắc Ninh sẽ chính thức hiện diện hai khu nhà máy sản xuất điện thoại của các tập đoàn sản xuất điện thoại lớn nhất trên thế giới tại Việt Nam.
Theo VnEconomy
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt duy nhất trên thế giới làm tướng của 2 quốc gia, được đặt tên đường ở cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
Nhà bác học duy nhất Việt Nam thông thạo 26 thứ tiếng ở tuổi 25: Được đặt tên cho đường, trường học
Tứ đại gia được mệnh danh ‘tỷ phú’ giàu có bậc nhất Việt Nam thời xưa: Là ‘ông tổ’ của loạt nghành nghề
Hố vàng lớn nhất thế giới? Với bán kính 200 km2, nó chứa hơn một nửa số vàng của thế giới
Bí ẩn về cái chết đột ngột của Từ Hi Thái hậu, sự thật kinh hoàng được thái giám thân cận hé lộ
Dòng sông dài hơn 40km cắt đôi 2 khu rừng của Việt Nam được xếp loại quý hiếm bậc nhất trên thế giới