Nữ công nhân nhặt được ví đầy vàng trong bãi rác
Theo tin tức trên báo Thanh Niên, ngày 4/8/2014, trong lúc phân loại rác, chị Phạm Tuyết Mai (35 tuổi, trú tại khóm 3, Tân Xuyên, Cà Mau) phát hiện 1 bóp da bên trong có nhiều vàng; bao gồm 1 vòng vàng, 4 dây chuyền vàng, 3 mặt dây lớn nhỏ, 10 nhẫn vàng, 3 đôi hoa tai, 1 mặt dây chuyền bị gãy; tổng cộng là 2 chỉ vàng 24K và 4,7 lượng vàng 18K. Chị liền thông báo cho những người làm cùng biết và cất đi.
Ngay sau đó ít phút, lãnh đạo nơi chị làm việc là Nhà máy xử lý rác thải Cà Mau yêu cầu lập biên bản giữ lại số vàng. Không đồng ý với các xử lý của Nhà máy, chị Mai đã gọi công an đến để lập biên bản và thông báo tìm chủ sở hữu. Lãnh đạo nhà máy phân trần rằng: “Nếu được coi là tài sản của nhà máy thì chúng tôi cũng chia đều cho công nhân đứng cùng băng chuyền với chị Mai hôm đó".
Ngay ngày hôm đó, chị Mai bị cho nghỉ làm. 5 ngày sau thì chính thức có quyết định thôi việc. Từ đó, gia đình chị rơi vào cảnh túng quẫn. Chồng bị bệnh, con còn nhỏ nên chị là lao động chính, nay phải nai lưng ra làm đủ nghề.
Theo báo Pháp luật TP.HCM, đầu tháng 8/2015, Công an TP Cà Mau có văn bản thông báo nhà máy rác được nhận lại số vàng trên. Lúc này, chị Mai (đã nghỉ việc) có đơn yêu cầu nhà máy giao lại cho chị số vàng trên nhưng không được chấp nhận. Chị Mai liền khởi kiện.
Tuy nhiên, đến chiều 30/8, ông Nguyễn Tiến Tân, Giám đốc điều hành Nhà máy rác thải Cà Mau, cho biết nhà máy đã sung công quỹ toàn bộ gần 5 lượng vàng do một công nhân nhặt được trong lúc làm việc tại đây.
“Tài sản trong khuôn viên nhà máy là của nhà máy. Chúng tôi quy định rõ điều này trong nội quy công ty và cả trong hợp đồng với người lao động. Do đó chúng tôi không chấp nhận yêu cầu được nhận số vàng này của chị Phạm Tuyết Mai, người trực tiếp nhặt số vàng”.
Trao đổi với PV báo Tiền phong, chị Mai cho biết: “Từ khi tôi phát hiện số vàng đó thì cuộc sống gia đình tôi lâm vào cảnh khốn khó hơn. Ngay hôm phát hiện cái bóp có vàng, tôi đã bị cho nghỉ làm. 5 ngày sau đó thì có quyết định cho nghỉ việc chính thức. Chồng tôi bệnh viêm khớp không làm nặng được nên tôi là lao động chính trong gia đình. Khi mất việc, tôi phải đi làm thuê đủ thứ để lo cho chồng, con. Nhưng bây giờ thì quá túng quẫn khi công việc làm thuê của tôi không ổn định, vợ chồng tôi phải gửi con về cho mẹ ruột tôi nuôi giúp”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xu hướng tiêu dùng xăng E5 ngày càng giảm
Giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng cao trong 3 năm tới
AWS dự kiến đầu tư hơn 5 tỷ USD vào Thái Lan
Việt Nam SuperPort cùng đối tác hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt, nâng cao năng lực thương mại quốc tế
Bộ Công Thương dẫn đầu các bộ về phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024