Ôtô có thể đối mặt với mức thuế suất cao chưa từng có?
Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về việc tham gia góp ý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế. Trong đó, Bộ Công Thương đề xuất tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô trên 2.000 cm3 (2.0).
Trước đó, theo chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 229/TB-VPCP ngày 18/7/2015 của Văn phòng Chính phủ yêu cầu điều chỉnh mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo nguyên tắc phân chia thành các nhóm nhỏ và áp dụng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cao và đặc biệt cao đối với các dòng xe đến 9 chỗ ngồi có dung tích trên 3.0.
Bộ Công Thương chọn phương án thuế suất đặc biệt cao đối với xe có dung tích trên 2.0 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, áp dụng thống nhất từ ngày 1/7/2016, không thay đổi trong giai đoạn ngắn chứ không tiếp tục điều chỉnh theo từng giai đoạn ngắn như Bộ Tài chính.
Theo đó, Bộ Công Thương đề xuất mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt với ô tô trên 2.0 tăng từ 20% đến 90%. Cụ thể, mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng từ ngày 1/7/2016 đối với xe chở người dưới 10 chỗ ngồi có dung tích xi-lanh trên 2.0 lít đến 3.0 lít là 70%. Mức thuế hiện hành của loại xe này là 50%.
Tiếp theo, xe có dung tích xi-lanh trên 3.0 lít đến 4.0 lít được đề xuất áp dụng mức thuế suất 90%, xe có dung tích xi-lanh trên 4.0 lít đến 5.0 lít áp dụng mức thuế suất 110%, xe có dung tích xi-lanh trên 5.0 lít đến 6.0 lít áp dụng mức thuế suất 130%, xe có dung tích xi-lanh trên 6.0 lít áp dụng mức thuế suất 150%.
Với phương án đề xuất của Bộ Công thương, thì có thể thấy đây là mức đề xuất cao kỷ lục từ trước đến nay áp với mặt hàng ô tô. Trong lịch sử thuế tiêu thụ đặc biệt dành cho ô tô, mức thuế suất cao nhất được ghi nhận là 100% dành cho xe ô tô dưới 5 chỗ ngồi chở người, áp dụng từ năm 1999-2003 theo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt ban hành ngày 20/5/1998.
Bên cạnh việc đề xuất tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô trên 2.000 cm3 (2.0), Bộ Công Thương cũng đề nghị bổ sung quy định về giảm thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia đào tạo và chuyển giao công nghệ trong hoạt động phát triển công nghệ hỗ trợ.
Cụ thể, giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của chuyên gia tham gia đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ phục vụ cho hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam với thời gian tối đa là một năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước tăng mạnh trở lại sáng 8/11 sau khi Fed hạ lãi suất
Giá nông sản ngày 8/11/2024: Hồ tiêu tăng trở lại, cà phê giảm nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 8/11/2024: USD giảm sau khi Fed điều chỉnh lãi suất
Đưa hàng Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng ở Đông Bắc Thái Lan
Giá heo hơi ngày 8/11/2024: Ổn định trên diện rộng
Rạng Đông Holding RDP lại bị 'bêu tên' vì chậm công bố thông tin