Pháp luật

Cựu tướng Phan Thanh Hóa: Lời khai bất nhất vì trong trại giam rất nóng...

(DNVN)- Hai bị cáo Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam khai khá rành mạch, bị cáo Phan Văn Vĩnh lại chỉ nhận là phạm lỗi cố ý gián tiếp, bị cáo Nguyễn Thanh Hóa phủ nhận Công ty CNC không phải là công ty bình phong của C50 từ giai đoạn 2011-2015.

Vụ án đánh bạc nghìn tỷ: Có thế lực bảo kê, khỏi lo / Vụ án đánh bạc nghìn tỷ: Cựu tướng Hóa sợ gặp đồng đội khi mình là bị cáo?


Trả lời HĐXX phiên xét hỏi sáng 20/11, bị cáo Phan Thanh Hóa khai, Công ty CNC không phải là công ty bình phong từ năm 2011-2015, như cáo trạng đã cáo buộc. Ngày 14/5/2015, quyết định 158 do Phan Văn Vĩnh ký, lúc đó Công ty CNC mới là công ty bình phong.
Mặt đối mặt

Mặt đối mặt (Ảnh: Zing)

HĐXX công bố lời khai của bị cáo Hóa tại cơ quan điều tra, xác nhận Công ty CNC là công ty bình phong từ năm 2011. hàng tháng, quý Công ty CNC báo cáo hoạt động cho C50.

Bị cáo Hóa đã giải thích rằng: Khi bị cáo bị bắt, nằm trong trại rất nóng, người mệt mỏi, thần kinh không ổn định nên đã khai không đúng với chứng cứ thu thập trong vụ án".

Cũng như bị cáo Phan Văn Vĩnh, bị cáo Nguyễn Thanh Hóa cũng chỉ nhận là trong vụ việc này, bị cáo chỉ là thiếu trách nhiệm, không sâu sát đôn đốc, nên "tội của tôi là thiếu trách nhiệm mới đúng".

Đồng thời, bị cáo Hóa nói: Ban đầu tôi bị khởi tố vì tội "Tổ chức đánh bạc", sau chuyển sang tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", truy tố tôi như thế là không đúng. Tôi chỉ nhận là "thiếu trách nhiệm...".

Cả hai bị cáo Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa đều phủ nhận cáo buộc của Viện KSND tỉnh Phú Thọ, phủ nhận cả lời khai của những người dưới quyền...

 

Câu hỏi đặt ra, ai chịu trách nhiệm khi Công ty CNC quảng cáo game đánh bài công khai trên mạng suốt thời gian dài như vậy, thu lợi bất chính hàng ngàn tỷ đồng. Chẳng lẽ với trách nhiệm của Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao do ông Hóa là cục trưởng lại không hề phát hiện?

Bị cáo Hóa còn cho rằng Nguyễn Văn Dương ngộ nhận Công ty CNC là công ty bình phong, phủ nhận lời khai của bị cáo Dương. HĐXX đưa bị cáoDương đến đối chất. Bị cáo Dương một mực là đã khai với cơ quan điều tra và giữ nguyên lời khai.

Bị cáo Dương đối chất với bị cáo Hóa

Bị cáo Dương đối chất với bị cáo Hóa

Khi HĐXX hỏi bị cáo Phan Văn Vĩnh: Vì sao Công văn của Thứ trưởng Bộ Công an- Lê Quý Vương ký (tháng 5/2016) gửi đích danh ba người gồm: Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa và Nguyễn Công Sơn (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát), yêu cầu báo cáo về các game bài RikVip; Tipclup và 23Zdo.com Phải đến 50 ngày sau, khi có công văn lần thứ 2 của Thứ trưởng Lê Quý Vương mới báo cáo.

Bị cáo Vĩnh giải thích "quên những 50" ngày vì thời điểm đó, các vụ án giết người diễn ra nhiều, một số vụ án thuộc diện the dõi của trung ương cũng kết thúc giai đoạn điều tra... nên không nhớ và cho rằng chỉ là...lỗi chậm trễ.

 

"Và chỉ khi nhận công văn của Thứ trưởng Lê Quý Vương thì bản thân mới bắt đầu hiểu CNC là công ty đánh bạc"- bị cáo Vĩnh trả lời câu hỏi của luật sư bào chữa cho bị cáo Phan Thanh Hóa.

Cả hai bị cáo Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa đều cho rằng là người ít hiểu biết về công nghệ, lại tin anh em cấp dưới, thiếu sâu sát, đôn đốc nên không biết Công ty CNC tổ chức đánh bạc.

Cả hai cựu tướng phủ nhận luôn số tiền ( 22 tỷ đồng biếu cựu tướng Hóa, 27 tỷ đồng, 1.750.000.000 USD biếu cựu tướng Vĩnh) mà Nguyễn Văn Dương đã biếu mình.

Một người đứng đầu Tổng Cục Cảnh sát, một người đứng đầu Cục phòng, chống tội phạm công nghệ cao mà hoàn toàn không biết chút gì về đường dây đánh bạc quảng cáo rầm rộ trên mạng.

Với những chứng cứ, tài liệu thu thập được, lời khai của các đối tượng liên quan, Viện KSND nhận định: Việc sống còn trong vận hành game đánh bạc của Nguyễn Văn Dương cùng đồng phạm hoàn toàn phụ thuộc quyết định vào Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa. Do vậy, xét về bản chất, hành vi của Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa có dấu hiệu "bảo kê".

 

Theo Cáo trạng của Viện KSND tỉnh Phú Thọ:

...Do Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa không báo cáo theo yêu cầu tại Công văn số 1314/VK3, nên ngày 18/7/2016, Thứ trưởng Lê Quý Vương tiếp tục ký Công văn số 2210/VB2 gửi Phan Văn Vĩnh, ông Sơn và Nguyễn Thanh Hoá về việc yêu cầu Tổng cục cảnh sát báo cáo theo tinh thần công văn số 1314/VK3 ngày 27/5/2016.

Sau khi nhận được yêu cầu báo cáo lần hai, ngày 10/8/2016, Nguyễn Thanh Hoá chỉ đạo ông Lục soạn thảo văn bản số 2120/C50-P1 để Nguyễn Thanh Hoá ký yêu cầu Công ty CNC chấm dứt hoạt động 2 Website Rikvip.com và 23zdo.com với lý do "hoạt động của các Website này hiện có nhiều biểu hiện phức tạp, gây ảnh hưởng không tốt đến dư luận xã hội".

Và soạn thảo công văn số 2121/C50-P1 gửi Phan Văn Vĩnh báo cáo việc đã yêu cầu Công ty CNC dừng hoạt động đối với 2 cổng game Rikvip.com và 23zdo.com.

Đến ngày 17/8/2016, Nguyễn Thanh Hoá mới chỉ đạo ông Lục soạn thảo Công văn số 435/C41-C50 để ông Nguyễn Công Sơn ký báo cáo Thứ trưởng Lê Quý Vương về quá trình hình thành và hoạt động kinh doanh của Công ty CNC.

 

Ngày 24/8/2016, Nguyễn Thanh Hóa ký văn bản số 2229/C50-P2 gửi Phan Văn Vĩnh báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh trò chơi trực tuyến trên mạng Internet, trong đó có nêu game bài Rikvip do Công ty CNC và Công ty VTC Online phát hành là game bài đổi thưởng có dấu hiệu đánh bạc, tổ chức đánh bạc

...Quá trình công ty CNC vận hành cổng thanh toán game bài Rikvip, khoảng giữa năm 2015 ông Nguyễn Xuân Trọng - cán bộ phòng Phòng, chống tội phạm mạng máy tính (Phòng 2) thuộc C50phát hiện game bài Rikvip có dấu hiệu tổ chức đánh bạc, đánh bạc nên đã báo cáo trực tiếp ông Hoàng Xuân Phóng - Trưởng phòng.

Ông Phóng đề xuất Nguyễn Thanh Hoá giao cho phòng 2 tổ chức xác minh để xử lý theo quy định của pháp luật. Nguyễn Thanh Hoá không đồng ý đề xuất với lý do Công ty CNC vận hành game bài Rikvip là không vi phạm pháp luật và sẽ báo cáo lãnh đạo tổng cục và lãnh đạo bộ để Công ty CNC được hoạt động thí điểm phục vụ công tác nghiệp vụ.

Tháng 9/2016, ông Phóng tiếp tục phát hiện Công ty CNC đổi tên game bài Rikvip sang game bài Rikvip, hoạt động phức tạp, ông Phóng nhiều lần báo cáo trực tiếp Nguyễn Thanh Hoá với nội dung trên, nhưng Nguyễn Thanh Hoá vẫn chỉ đạo không được xác minh.

Sau khi Công ty CNC là công ty bình phong thuộc Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Nguyễn Thanh Hoá trực tiếp theo dõi, quản lý.

 

...Các ông Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao gồm Lê Xuân Minh, Ðỗ Anh Tuấn và Võ Tuấn Dũng biết Công ty CNC kinh doanh game bài Rikvip, Rikvip là tổ chức đánh bạc, đề xuất Nguyễn Thanh Hoá tổ chức xác minh xử lý theo pháp luật nhưng Nguyễn Thanh Hoá không đồng ý cho xác minh và cho rằng đây không phải là đánh bạc, không phải là tội phạm.

Theo chỉ đạo của lãnh đạo của Tổng cục cảnh sát yêu cầu Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tạm dừng hoạt động phối hợp nghiệp vụ với công ty CNC. Ngày 12/4/2017, Nguyễn Thanh Hóa ký văn bản số 951/C50-P1 gửi Công ty CNC, nhưng thực tế Công ty CNC vẫn tổ chức đánh bạc.

Để che giấu hành vi vi phạm pháp luật trong việc ký Bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh và Hợp đồng ủy quyền ngày 10/10/2011 giữa Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao với Nguyễn Văn Dương, tháng 4/2017 Nguyễn Thanh Hóa chỉ đạo ông Lục soạn thảo công văn không số ngày 12/10/2011 trình Phan Văn Vĩnh ký hợp thức về việc Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao không có vốn góp mà chỉ phối hợp về mặt nghiệp vụ.

Linh Trần
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm