Pháp luật

Công khai giá vật tư thiết bị y tế, mới thấy giá trên trời…

DNVN - Từ ngày 1/4/2022 các doanh nghiệp, cơ sở y tế không được mua bán trang thiết bị y tế khi chưa có giá kê khai và không được mua bán cao hơn giá kê khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế tại thời điểm mua bán.

Quy định chi phí sử dụng dịch vụ trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia / Luật Đất đai sửa đổi: Xử lý vấn đề chồng lấn phạm vi đấu giá và đấu thầu

Hoàn thiện hành lang pháp lý

Những vụ "thổi giá", nâng khống giá thiết bị y tế liên tục bị cơ quan pháp luật phát hiện thời gian gần đây cho thấy sự nhức nhối của vấn nạn này. Dư luận hẳn còn nhớ vụ nâng giá thiết bị xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội. Hệ thống xét nghiệm PCR tự động khi nhập về có giá khoảng hơn 2 tỷ đồng nhưng các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối mua bán lòng vòng với nhau và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội đã mua với giá hơn 7 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần giá nhập.

Hay như vụ án nâng giá thiết bị y tế tại Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh, trong vụ án này Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có kết luận điều tra và đề nghị truy tố 8 bị can về tội "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", gây thiệt hại hơn 14 tỷ đồng cho quỹ bảo hiểm y tế và người bệnh. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là hành lang pháp lý về việc thẩm định giá, đấu thầu còn nhiều kẽ hở, thiếu minh bạch về giá trang thiết bị vật tư y tế.

Robot Rosa phẫu thuật thần kinh trong một lần được sử dụng năm 2017. Ảnh:Bệnh viện Bạch Mai

Robot Rosa phẫu thuật thần kinh trong một lần được sử dụng năm 2017. Ảnh:Bệnh viện Bạch Mai

Trước những bất cập và kẽ hở trong việc đấu thầu vật tư thiết bị y tế, ngày 8/11/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2021/NĐ-CP, nhằm kịp thời hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc quản lý trong lĩnh vực trang thiết bị y tế,

Theo Bộ Y tế, quy định tại Nghị định số 98/2021/NĐ-CP (Nghị định 98) thay đổi căn bản hoạt động cấp phép lưu hành trang thiết bị y tế theo hướng chuyển cơ chế quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm; tăng cường phân cấp, chú trọng thực hiện triệt để cải cách thủ tục hành chính; đồng thời, bổ sung các biện pháp quản lý giá trang thiết bị y tế. Theo đó, trang thiết bị y tế là mặt hàng phải kê khai giá và cho phép cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp giải trình về các yếu tố cấu thành giá khi cần thiết.

Việc bổ sung các biện pháp quản lý giá trang thiết bị y tế, sinh phẩm xét nghiệm sẽ xác định cụ thể chủ thể chịu trách nhiệm về giá bán trang thiết bị y tế trên thị trường và chủ thể này phải minh bạch toàn bộ thông tin về giá trang thiết bị y tế mà mình kinh doanh; đồng thời công khai các thông tin về giá bán của chủ sở hữu, giá bán của từng nhà phân phối, đại lý, giá trúng thầu của trang thiết bị đó tại các cơ sở y tế của Nhà nước để tất cả các tổ chức, cá nhân đều có thể tiếp cận, tham khảo.

bbbb

Mình mức giá công bố trên trời củaCông ty cổ phần thương mại dịch vụ Hải Đăng Vàng.

Hiện, trên Cổng công khai giá trang thiết bị y tế (https://kekhaigiattbyt.moh.gov.vn/cong-khai-gia) đã có trên 1.600 doanh nghiệp thực hiện công khai giá bán (giá niêm yết theo quy định của luật Giá) với trên 60 nghìn mặt hàng trang thiết bị y tế công khai giá (8.256 thiết bị y tế; 36.191 vật tư y tế; 15.584 IVD) và 93.253 kết quả trúng thầu.

Lộ ra chân tướng

Để tìm hiểu hiệu quả hoạt động của Cổng công khai giá trang thiết bị y tế, phóng viên Tạp chí Điện tử Doanh nghiệp Việt Nam đã thử tìm kiếm với một loạt các tên tuổi của các “ông trùm” thắng thầu vật tư y tế thời gian qua, cũng như sản phẩm của một số hãng cung cấp trang thiết bị vật tư y tế có tên tuổi trên thế giới.

Kết quả cho thấy chênh lệch giá cùng một loại sản phẩm, cùng hãng cung cấp, giữa các công ty còn quá lớn. Chẳng hặn đối với sản phẩm của Hãng Arthrex Inc - một công ty chuyên sản xuất trang thiết bị y tế tại Mỹ. Điều thú vị là cùng một sản phẩm có tên thương mại là “Bộ vít neo cố định dây chằng, khớp cổ tay (bộ dụng cụ cố định dây chằng khớp cổ tay dùng vít chỉ neo) chủng loại AR-8978-CP của Arthrex Inc xuất hiện 2 mức giá, chênh nhau đến 10 lần.

ả

Theo tìm hiểu của phóng viên, sản phẩm này có giá nhập khẩu 3.795.000đồng. Như vậy, Công ty cổ phần công nghệ năng lượng và giá trị cuộc sống công bố giá bán là 4.933.500 đồng là hợp lý. Trong khi đó Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Hải Đăng Vàng công bố một mức giá trên trời là 47.000.000 đồng.

 

Hay như sản phẩm “Bộ vít chốt neo tightrope xp cố định gọng chày mác điều chỉnh được (Bộ vòng treo tightrope xp cố định gọng chày mác điều chỉnh được)” chủng loại AR-8925SS, Công ty cổ phần công nghệ năng lượng và giá trị cuộc sống công bố giá bán là 11.511.500 đồng; trong khi đó Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Hải Đăng Vàng tiếp tục công bố một mức giá trên trời là 33 triệu đồng, trong khi giá nhập khẩu của sản phẩm này là gần 8,9 triệu đồng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, chủ sở hữu của Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Hải Đăng Vàng là một đại gia chuyên kinh doanh trong lĩnh vực vật tư, trang thiết bị y tế. Ngoài Công ty Hải Đăng Vàng, đại gia này còn nắm trong tay một hệ sinh thái các công ty cùng lĩnh vực và chuyên thắng thầu ở nhiều cơ sở y tế với giá trên trời!

Công ty Hải Đăng Vàng liên tục trúng nhiều gói thầu tại các cơ sở Y tế.

Công ty Hải Đăng Vàng liên tục trúng nhiều gói thầu tại các cơ sở Y tế.

Lật lại hồ sơ trúng thầu của Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Hải Đăng Vàng tại: Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh (Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu - QĐ 869/QĐ-BVĐHYD ngày 7/4/2021), Sở Y tế Đồng Nai (QĐ 522/QĐ-SYT ngày 20/4/2021), Bệnh viện Quân y 175 (QĐ 2994/QĐ-BV ngày 26/8/2021… có thể thấy Công ty Hải Đăng Vàng đạt được tỷ lệ lợi nhuận từ 173 – 354%. Đơn cử, với sản phẩm vít hàn gắn PEEK các cỡ có giá nhập khẩu khoảng 4.126.200 đồng, Công ty Hải Đăng Vàng đã bán cho các đơn vị trên với giá 15 triệu đồng/sản phẩm, ăn chênh lệch 10.873.800 đồng/sản phẩm, đạt tỷ lệ lợi nhuận 264%.

Như vậy với việc áp dụng quy định công khai giá bán thiết bị, vật tư y tế trên Cổng công khai giá trang thiết bị y tế của Bộ Y tế, việc “thổi giá” thiết bị, vật tư y tế đã dễ dàng bị phát hiện hơn. Tuy nhiên, để ngăn chặn và chấm dứt nạn thổi giá, rút ruột ngân sách, BHYT thì rõ ràng đòi hỏi sự quyết liệt và nghiêm khắc hơn nữa của Bộ Y tế, các cơ quan chức năng trong việc hậu kiểm và trừng phạt những nhóm lợi ích bắt tay nhau “thổi giá”.

 

Nhóm PV
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm