Khám phá

Phát hiện bệnh nhân ung thư vú đầu tiên của nhân loại

Các nhà khoa học Tây Ban Nha khai quật bộ xương có niên đại 4.200 năm tuổi ở Ai Cập và xác định đây có thể là trường hợp mắc ung thư vú đầu tiên trên thế giới.

Các nhà khoa học tin rằng bộ xương này là bằng chứng về trường hợp ung thư vú đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Egypt Antiquities Ministry

 

 Miguel Botella cùng nhóm chuyên gia Đại học Granada phát hiện bộ xương trong khu vực chôn cất Qubbet el-Hawa, Ai Cập. Đây là hài cốt một người phụ nữ trưởng thành trong tình trạng phân hủy bất thường.

Kết quả phân tích cho thấy người phụ này có thể là thành viên trong một gia đình thuộc tầng lớp cao trong xã hội, sống vào khoảng triều đại Ai Cập thứ 6 (năm 2200 trước Công nguyên), ở thị trấn Elephantine, phía nam Ai Cập.

"Nghiên cứu chỉ ra những tổn thương điển hình do sự phát triển của ung thư vú đã di căn vào xương", IB Times hôm qua dẫn tuyên bố của Bộ Cổ vật Ai Cập cho hay. Tính chất nguy hiểm của ung thư khiến bệnh nhân không thể làm việc, nhưng người phụ nữ đã này được điều trị và chăm sóc trong thời gian dài trước khi chết.

Các nhà khoa học khai quật tại khu vực này từ năm 2008, nhằm dựng lại các nghi lễ trong đời sống hàng ngày và khi chôn cất người chết của các gia đình sống ở Elephantine trong giai đoạn 2250-1750 trước Công nguyên.

Cách đây một năm, các nhà khảo cổ Anh từng phát hiện một bộ hài cốt có niên đại 3.200 năm tuổi ở Sudan, được xác định là trường hợp đầu tiên trên thế giới bị ung thư di căn. Bộ xương thuộc về một người đàn ông trưởng thành, có độ tuổi từ 25-35.

 

Theo Vnexpress
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo