Phát hiện hóa thạch cá khổng lồ
Hóa thạch được phát hiện bởi nhóm nhà khoa học đang làm việc trong một dự án địa chất tại những mỏ đá gần Peterborough. Sau đó, viện bảo tàng quốc gia Scotland nhanh chóng tiến hành khai quật.
Hóa thạch được phát hiện là của loài Leedsichthys, một loài cá lớn từng tồn tại dưới đại dương vào 160 triệu năm trước. Đây được xem là một trong những hóa thạch hiếm hoi của loài cá này. Mảnh hóa thạch đầu tiên được tìm thấy vào năm 1889.
Hiện loài cá này vẫn là một bí ẩn đối với nhiều nhà khoa học khi số lượng hóa thạch được tìm thấy quá ít. Dựa trên những hóa thạch thu thập được, giới khảo cổ ước tính chiều dài của Leedsichthys là 7,5 m. Tuy nhiên với phát hiện mới kể trên, nhóm khảo cổ của Scotland cho biết loài cá này có thể đạt đến chiều dài 15 mét, gần gấp đôi những ước tính trước đây. Mặc dù có kích thước khổng lồ nhưng loài Leedsichthys chủ yếu ăn những loài cá nhỏ và sinh vật phù du.
Giáo sư Jeff Liston, người dẫn đầu nhóm khảo cổ của viện bảo tàng quốc gia Scotland cho biết bộ xương Leedsichthys được tìm thấy tại mỏ đá trong tình trạng gần như nguyên vẹn. Ông cũng cho biết thêm, với kích thước khổng lồ của mình, loài Leedsichthys có một sức hấp dẫn lớn đối với các nhà khoa học.
Leedsichthys là một trong những loài cá lớn nhất từng tồn tại trên hành tinh cách đây 160 triệu năm. Tuy nhiên, loài này đã biến mất do những thảm họa tương tự như loài khủng long 66 triệu năm trước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

CLIP: Trâu rừng dũng mãnh húc thủng ngực sư tử, thoát chết ngoạn mục
Người ngoài hành tinh đang điều khiển những ngôi sao siêu tốc để khám phá thiên hà?
CLIP: Chủ quan, lợn rừng trở thành miếng mồi ngon của bầy sư tử hung dữ
CLIP: Báo hoa mai tung 'tuyệt kỹ khinh công' xuất sắc, đoạt mạng linh dương trong một nốt nhạc
CLIP: 'Đoàn quân' trâu rừng cùng nhau 'đánh hội đồng' sư tử, giải cứu đồng loại ngoạn mục

Người dân Ấn Độ vẫn dùng nước sông Hằng mỗi ngày dù ô nhiễm nặng mà không sao, khoa học đã tìm ra lời giải