Phát hiện hóa thạch tinh trùng 50 triệu năm tuổi
Tinh trùng hóa thạch cổ nhất bị chôn vùi trong vách của một cái kén cổ. Hình dạng và kích thước của nó tương tự như tinh trùng của giun tôm rồng (Branchiobdellid) thời hiện đại.
Theo báo cáo nghiên cứu mới, kén Clitellata hóa thạch được thu thập từ trầm tích ở khu La Meseta Formation trên đảo Marambio thuộc bán đảo Nam cực. Citellata là một lớp giun đốt, bao gồm cả giun đất và đỉa.
Tuổi của lớp trầm tích này được xác định là xấp xỉ 50 triệu năm và có từ thời kỳ Ypresian ở đầu kỷ Eocene. Sau khi trích lấy các hóa thạch, các nhà nghiên cứu đã sử dụng ánh sáng và kỹ thuật quét ảnh dưới kính hiển vi electron cũng như phương pháp soi kính hiển vi X-quang dựa vào bức xạ để kiểm tra các mẫu.
Các con giun đốt Clitellate tiết ra kén dưới dạng nhầy và đặt các lớp vật liệu protein lên trên đó. Trứng và tinh trùng sau đó thường được các cá thể giun lưỡng tính, trưởng thành thả vào bên trong kén trước khi chúng rút lui. Kén cuối cùng được bịt kín và thả lắng xuống trầm tích. Nó sẽ cứng lại sau vài giờ đến vài ngày để hình thành một vỏ trứng đủ sức chống chịu và bảo vệ các phôi thai đang phát triển.
Thông thường, tinh trùng bị mắc kẹt bên trong các lớp protein cùng với các vi sinh vật khác, trước khi vật liệu đóng cứng lại. Mẫu hóa thạch trong tình trạng bảo quản tốt nói trên có niên đại trước các khám phá tương tự 10 triệu năm. Các chuyên gia tin rằng, nó sẽ hé lộ các đấu vết về sự tiến hóa của loài giun này trong 50 triệu năm qua.
Branchiobdellid thường được phát hiện sống cộng sinh trên cơ thể tôm rồng nước ngọt ở bán cầu Bắc. Vì vậy, sự xuất hiện của chúng ở các vùng nước ngọt của Nam cực đầu kỷ Eocene cho thấy chúng phân bố xa đến mức nào khắp thế giới, đồng thời ám chỉ lịch sử tiến hóa của chúng có thể phức tạp hơn đánh giá ban đầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?