Khám phá

Phát hiện lỗ đen "siêu khủng" lớn gấp 350 triệu lần Mặt trời

(DNVN) - Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một lỗ đen "siêu khủng" có kích thước lớn gấp 30 lần so với kích thước bình thường của một thiên hà.

Tin tức trên Dailymail cho biết, các nhà thiên văn học vừa phát hiện ra một lỗ đen siêu khủng ở trung tâm của một thiên hà, điều đặc biệt là lỗ đen này có kích thước lớn hơn nhiều lần so với những gì giới khoa học từng biết. So với Mặt Trời, lỗ đen này lớn hơn 350 triệu lần.

Đây là một khối lượng không tưởng đối với một lỗ đen bình thường. Nó lớn gấp hàng chục lần so với kích thước một thiên hà. Điều này cho thấy lỗ đen "quái vật" này đã phát triển nhanh hơn so với các phần còn lại xung quanh thiên hà.

Nhóm nghiêm cứu khẳng định sự tồn tại của lỗ đen ở trung tâm thiên hà thông qua việc đo tốc độ xoáy khí xung quanh nó. Sau đó, họ sử dụng một kính viễn vọng lớn ở miền Nam châu Phi để thu thập thêm thông tin, xác định kích thước lỗ đen.

Họ còn thấy rằng lỗ đen "quái vật" này vô cùng sáng do khí bao quanh có trường hấp dẫn rộng nên gia tốc lớn khiến nó phát ra ánh sáng. Phát hiện này được thực hiện nhờ kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA sử dụng ánh sáng hồng ngoại.

Tuy nhiên, phát hiện lần này đã phá tan nhiều lý thuyết về sự phát triển của thiên hà. Các dữ liệu chỉ ra rằng, lỗ đen lớn hơn 30 lần kích thước của thiên hà, đây cũng là kích thước không tưởng đối với một lỗ đen mà các nhà khoa học từng tìm thấy. Điều này cho thấy lỗ đen này đã phát triển nhanh hơn so với các thành phần xung quanh thiên hà.

Lỗ đen này bản chất thuộc về thiên hà có tên SAGE0536AGN. Trước đó, thiên hà này được phát hiện bởi kính viễn vọng Spiter của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Các nhà khoa học nghĩ rằng thiên hà SAGE0536AGN đã có 9 tỷ năm tuổi.

Thu Quỳnh
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo