Phương pháp ôn thi vào lớp 10 đạt kết quả cao
Theo các giáo viên bậc THCS tại TP.HCM, để đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới, học sinh (HS) cần có phương pháp ôn tập tốt ở môn toán, văn (môn thứ 3 chưa công bố). HS cần chú ý ôn kiến thức cơ bản và giải các dạng đề thi trong những năm gần đây.
Tránh lạc đề môn văn
Bà Phan Thị Xuân, giáo viên môn văn Trường THCS Trần Văn Ơn (Q.1), nhận định: “Theo Sở GD-ĐT đề thi thường chia làm 3 phần chính: kiến thức văn học và bài tập tiếng Việt (2 điểm), nghị luận xã hội (3 điểm), nghị luận văn học (5 điểm)”.
Ở phần nghị luận xã hội, HS cần nắm 2 dạng đề bài nghị luận sự việc hiện tượng và nghị luận về đạo lý tư tưởng. Vấn đề nghị luận có thể được gợi ra từ một câu chuyện, một bài báo, lời hay, ý đẹp, ca dao, tục ngữ... “Điều quan trọng ở phần này là HS phải nắm và nhìn nhận ra vấn đề cần nghị luận theo yêu cầu của đề”, bà Xuân cho biết. Cũng theo bà Xuân, thực tế chấm bài cho thấy HS thường chưa xác định đúng vấn đề nghị luận. Như nắm trước, yêu cầu của đề bài là nghị luận về sự vô cảm thì HS lại nghị luận về sự bất hiếu, cách cha mẹ giáo dục con, thần tượng.
Phần nghị luận văn học thường có 2 dạng: nghị luận thơ và truyện ngắn (nhân vật). Do vậy, HS phải nắm được đặc trưng của từng dạng bài. Về truyện ngắn, HS cần nắm kỹ về nhân vật, kết cấu câu chuyện, tình huống, những chi tiết quan trọng... Về thơ, chú ý về ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ, các phép tu từ… Ngoài 2 dạng đề trên, còn có dạng đề nghị luận về một vấn đề, một khía cạnh mà xâu chuỗi từ hai hoặc nhiều tác phẩm. Đây là dạng đề khó đối với HS trung bình và khá. “Để làm tốt dạng đề này, HS phải có kỹ năng chọn tác phẩm, dẫn chứng phù hợp với yêu cầu đề bài”.
Bà Hồ Thị Tuyết Tơ, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3), cho biết: “Để ôn tập tốt môn văn, ngoài học theo phương pháp mà giáo viên hướng dẫn, HS cần phải tự trang bị cho mình tư tưởng tự học, không ỷ lại. Đồng thời, trong quá trình ôn, có điều gì không hiểu, thì phải hỏi ngay thầy cô giáo”.
Chú trọng kiến thức lớp 8 và 9
Theo ông Lê Văn Chương, Tổ trưởng bộ môn toán Trường THCS Trần Văn Ơn, HS cần nắm vững chương trình kiến thức cơ bản của các năm học từ lớp 6-9, trong đó quan trọng nhất là lớp 8 và 9. Kiến thức cần nắm vững là các công thức, định lý, hệ quả để từ đó vận dụng vào bài tập. Ở phần đại số, HS phải thuộc công thức, rèn kỹ năng giải bài tập về phương trình, hệ phương trình, tính toán các biểu thức, giá trị biểu thức… Ở phần hình học, phải luyện tập các dạng bài tập cơ bản, biết vận dụng lý thuyết để giải được bài tập. Ngoài ra, HS cần luyện kỹ năng vẽ hình chính xác (cả phần đại số và hình học). Sau khi ôn tập và giải những dạng bài cơ bản, cần tập trung giải những dạng bài mà đề thi đã ra trong những năm trước.
Phân bổ thời gian hợp lý
Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Tài - nghiên cứu viên chính, Viện Nghiên cứu giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM :Trong quá trình ôn tập, HS cũng cần chú đế đến việc giữ gìn sức khỏe. Đối với lớp 9, các em cần ngủ đủ giấc (khoảng 8 giờ/ngày); thức đêm học bài tối đa đến 23 giờ. Cứ sau khoảng một giờ đồng hồ tập trung ôn bài, các em dành ra 10-15 phút để thư giãn, vui chơi.
Minh Đức ( theo thanhnien )
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?