Khám phá

Quẹt gas trong túi áo phát nổ

Sáng nay 27.4, tại một quán ăn trong một con hẻm ở phường 5, quận 11, TP.HCM, chiếc quẹt gas trong túi áo một người đàn ông đột nhiên phát nổ khiến nhiều người hoảng hốt.

Vỏ nhựa bên ngoài hộp quẹt này bị nứt một đường dài. Phần đánh lửa bị hư hỏng. Rất may là vết nứt hướng ra ngoài cùng với lượng gas ít nên không gây thương tích.

 

Ông Phan Văn Ba (ngụ tại khu phố 4, phường 5, quận 11), người có hộp quẹt gas bị nổ, cho biết khi đang ăn sáng thì nghe tiếng nổ nhưng ông không nghĩ xuất phát từ túi áo.

 

Đến khi nghe lành lạnh ở ngực thì ông mới phát hiện hộp quẹt gas nổ. Phải mất ít phút sau, ông Ba mới hết bần thần.

 

Ông Ba cho biết chiếc hộp quẹt này ông mua từ một người bán dạo và sử dụng đã lâu. Trong túi áo của ông, thời điểm nổ hộp quẹt gas còn có điện thoại di động.

 
 
Không bao giờ để vật chứa các chất cháy, đặc biệt là chất dễ cháy như xăng, gas ở nơi có nhiệt độ cao (lò lửa, tia nắng mặt trời trực tiếp...) hay gần các thiết bị điện, điện tử (đang hoạt động hoặc có điện).
 
Tiến sĩ vật lý Nguyễn Kim Quang
 

 

 

Cách đây 2 năm, khi hộp quẹt gas “khủng” to gấp 3 lần hộp quẹt gas thường xuất hiện, những cảnh báo nguy cơ nổ của loại này rất cao khiến nhiều người không dám mua nữa.

 

Thế nhưng, không ai ngờ rằng hộp quẹt gas loại thường cũng có thể nổ. Thói quen để hộp quẹt gas trong túi áo, túi quần lại rất dễ gặp ở nhiều người.

 

Theo tiến sĩ vật lý Nguyễn Kim Quang, khi gas trong hộp quẹt bị rò rỉ (do nứt vỏ nhựa, hở van…) ra môi trường xung quanh (có khí ô-xy) với nồng độ thích hợp và gặp môi trường nhiệt độ đủ cao hay có tia lửa điện (dù rất nhỏ) trong các thiết bị điện, điện tử sẽ gây ra hiện tượng cháy nổ với sức công phá phụ thuộc tốc độ cháy và khối lượng gas tham gia.

 

Hiện nay, trên thị trường, những loại hộp quẹt gas có giá rẻ từ 3.000 - 8.000 đồng bán khắp nơi ở tiệm tạp hóa, ki-ốt bán thuốc lá, quán nước,…

 

Tại TP.HCM, hộp quẹt gas có rất nhiều loại. Loại thông thường có giá từ 3.000 - 8.000 đồng, làm bằng nhựa giòn nên hễ rớt là dễ vỡ. Loại có vỏ bọc chắc hơn, an toàn hơn thì có giá khoảng 12.000 đồng. Loại vỏ bọc inox thì chừng 25.000 đồng.

 

Để phòng ngừa cháy nổ, tiến sĩ Quang khuyến cáo: về nguyên tắc chung, không bao giờ để vật chứa các chất cháy, đặc biệt là chất dễ cháy như xăng, gas ở nơi có nhiệt độ cao (lò lửa, tia nắng mặt trời trực tiếp...) hay gần các thiết bị điện, điện tử (đang hoạt động hoặc có điện).

 

Tiến sĩ Quang nói thêm: Điện thoại di động khi hoạt động (thu phát sóng) sinh ra điện từ trường rất mạnh và có thể sinh ra tia lửa điện bên trong thiết bị. Vì thế khi đặt điện thoại di động gần quẹt gas thì có khả năng xảy ra như vụ nổ trên.

 

Theo TN

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo