Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vào cuộc điều tra âm mưu đảo chính
Tin tức trên báo Vietnamplus, nguồn tin dẫn lời Naci Bostanci, một quan chức thuộc Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền cho biết những kẻ đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tấn công rất nhiều địa điểm song tòa nhà quốc hội đứng đầu trong danh cách các mục tiêu tấn công của họ.
AKP sẽ trình đề xuất trên vào tuần tới và sau đó thành lập một ủy ban điều tra của quốc hội. Ông Bostanci lưu ý rằng tất cả các đảng phái chính trị trong Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã đệ trình kiến nghị riêng về việc thành lập một ủy ban điều tra.
Cùng ngày, phát biểu trước thềm chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 20/7, Thứ trưởng Ngoại giao Anh Alan Duncan khuyến cáo Thổ Nhĩ Kỳ nên duy trì các thể chế dân chủ và pháp quyền sau cuộc đảo chính bất thành vừa qua.
Trong một diễn biến liên quan, khoảng 14 tàu hải quân Thổ Nhĩ Kỳ vẫn mất tích sau vụ đảo chính. Chỉ huy các tàu này đang bị nghi ngờ muốn lật đổ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Báo Người lao động thông tin.
Một nguồn tin nói với tờ The Times rằng sự biến mất của Đô đốc Veysel Kosele, chỉ huy Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, đang làm dấy lên 2 luồng thông tin trái chiều. Thứ nhất, ông Kosele là một trong những quan chức quân sự tham gia đảo chính. Thứ hai, ông bị những kẻ nổi loạn lừa lên tàu để xử lý một vụ khủng bố, sau đó bị bắt làm con tin.
14 tàu hải quân nói trên trước đó hoạt động tại biển Aegean và biển Đen nhưng cho đến nay không thấy liên hệ với trụ sở hải quân hoặc trở lại cảng nhà.
Hôm 16/7, một trực thăng chở 8 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp xin tị nạn. Vì vậy, người ta tin rằng 14 tàu hải quân mất tích có thể đã hướng tới các cảng của Hy Lạp. Tuy nhiên, Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus hôm nay phủ nhận thông tin có tàu chiến mất tích, theo Reuters. Ông này không đề cập thông tin liên quan đến Đô đốc Kosele.
Ankara tiến hành bắt giữ hàng ngàn người bị cáo buộc tham gia đảo chính. Tổng cộng 208 người ủng hộ chính phủ và 24 kẻ âm mưu đảo chính đã thiệt mạng. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc học giả Hồi giáo Fethullah Gulen đang sống lưu vong tại Mỹ đứng sau giật dây vụ nổi loạn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo