Báo Mỹ kinh ngạc trước ‘cơn bão tên lửa’ của Hải quân Liên Xô
Vì sao Nga ‘dửng dưng’ trước nguy cơ bí mật tên lửa S-400 lọt vào tay Mỹ? / Mi-28 Nga có thực sự mạnh để cạnh tranh với AH-64 Mỹ?
Tạp chí The Drive của Mỹ cho biết, vào thập niên 1960 khi Chiến tranh Lạnh bùng nổ, các tàu phóng lôi bắt đầu được thay thế bằng tàu tấn công nhanh trang bị tên lửa chống hạm, Liên Xô chính là quốc gia đi tiên phong trong lĩnh vực này.
Để tăng hiệu suất hoạt động, các kỹ sư đã đề xuất giải pháp độc đáo đó là bổ sung cho tàu cao tốc những chiếc cánh ngầm, chiến hạm sẽ được nâng khỏi mặt nước với tốc độ tăng dần, giảm lực cản triệt để. Chi tiết trên còn giúp tiết kiệm nhiên liệu và cải thiện độ ổn định khi biển động.
Tàu tên lửa tấn công nhanh cánh ngầm MRK-5 Uragan thuộc Dự án 1240 (Sarancha) là đại diện tiêu biểu của ý tưởng trên và chỉ được chế tạo một mẫu duy nhất, con tàu có vũ khí mạnh mẽ đồng thời là một thiết kế xuất sắc xét từ quan điểm kỹ thuật.
Nhờ được trang bị cặp cánh ngầm khổng lồ bố trí hai bên sườn và một cánh ngầm khác ở phía sau, trên đó gắn các cánh quạt đẩy, Uragan có thể đạt tới vận tốc tối đa trên 60 hải lý/giờ (hơn 110 km/h).
Chiếc Uragan nổi bật bởi các cánh ngầm khổng lồ bằng hợp kim titan của nó. Ở chế độ không triển khai, chúng nhô ra phía trên thân tàu một góc gần 45 độ.
Trong khi đó chiếc cánh ngầm phía sau lại hoàn toàn khác, nó chìm trong nước khi tàu di chuyển, cấu tạo bởi những thanh chống gắn dọc bánh lái và động cơ đẩy ở phía đầu.
"Trái tim" của Uragan là một cặp turbine khí có công suất lên tới 18.000 mã lực mỗi chiếc. Có thông tin cho biết đây chính là phiên bản hải quân của động cơ phản lực cánh quạt sử dụng trên máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Bear.
Các cánh quạt đẩy được bố trí thành từng cặp, ngoài ra còn có một cặp động cơ diesel dẫn động cho máy bơm và máy nén, chúng được sử dụng khi di chuyển ở tốc độ thấp.
Chiếc Uragan có chiều dài 48 mét và lượng giãn nước đầy tải 400 tấn, khiến nó trở thành tàu tên lửa tấn công nhanh cánh ngầm lớn nhất từng được chế tạo, vật liệu chế tạo thân tàu chủ yếu là hợp kim nhôm-magiê.
Tàu được trang bị hệ thống vũ khí rất ấn tượng, với 2 bệ phóng đôi của tên lửa chống hạm P-120 Malakhit (SS-N-9 Siren) có tầm bắn khoảng 120 km; 1 ray phóng đôi cho tên lửa phòng không Osa-M (SA- N-4 Gecko) và 1 pháo cao tốc AK-630M.
Trên tày còn có radar trinh sát đường không, radar dẫn đường cho tên lửa chống hạm và phòng không riêng biệt, đi kèm tổ hợp đối kháng điện tử.
Chiếc MRK-5 Uragan được chế tạo tại Nhà máy đóng tàu Leningrad Primorsky vào năm 1973. Đến năm 1977, các bài kiểm tra bắt đầu ở Biển Baltic và 2 năm sau, con tàu di chuyển đến Biển Đen qua tuyến đường thủy nội địa.
Chiếc Uragan đóng quân liên tục tại cảng Sevastopol cho đến khi ngừng hoạt động vào năm 1990. Tên lửa chống hạm P-120 được cho là đã phóng tổng cộng 2 lần và con tàu thể hiện khả năng đi biển tuyệt vời.
Tuy nhiên về tổng thể, không có gì ngạc nhiên khi thiết kế này bị nhận xét rất khó vận hành và chắc chắn là đắt tiền. Kích thước và chi phí của Uragan tỏ ra thua kém khi đặt cánh các bản thiết kế linh hoạt hơn của tàu hộ tống và tàu khu trục nhỏ.
Điều rất đáng tiếc đó là kỳ quan quân sự nói trên không còn tồn tại, vào năm 1992, nó bị hư hại do hỏa hoạn và sau đó bị chìm và sau khi trục vớt, đống đổ nát đã được dỡ bỏ.
Hiện tại chỉ còn lại những bức ảnh cũ để cho chúng ta hình dung về chiếc chiến hạm độc đáo trông giống như một con quái vật tên lửa nặng 400 tấn đang cắt ngang những con sóng của Biển Đen.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025