"Bầy sói" tên lửa bờ Rubezh trở thành mối nguy cho tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ
Trong cuộc nội chiến tại Lybia, Thổ Nhĩ Kỳ dành sự ủng hộ to lớn cho Chính phủ hiệp định quốc gia Lybia (GNA), vì vậy họ đã khiến cho phe đối lập Quân đội quốc gia Lybia (LNA) rất tức giận.
Mỹ che giấu việc bắn tên lửa vào căn cứ Nga? / Không phải Việt Nam, quốc gia Đông Nam Á nào sẽ có tên lửa BrahMos đầu tiên?
Quân đội quốc gia Lybia đã nhiều lần cảnh báo Ankara rằng họ sẽ phá hủy mọi tàu vận tải của nước này chở vũ khí cho phe đối lập, tuy nhiên LNA đang thiếu phương tiện để làm việc đó.
Mặc dù vậy, tình hình có thể diễn biến theo chiều hướng mới khi LNA cho biết họ đã khôi phục được một số tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh để đưa vào chiến đấu.
Theo số liệu chính thức, hiện nay không một tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh nào còn hoạt động trong thành phần các đơn vị trực chiến của LNA.
Tuy nhiên, không loại trừ khả năng phía LNA đã được các đồng minh, ví dụ như Nga và một số quốc gia khác, âm thầm cung cấp các khí tài thay thế để đưa tổ hợp vũ khí này trở lại hoạt động.
Tham mưu trưởng của hạm đội hải quân Libya, ông Faraj Al-Mahdavi cho biết đã nhận được mệnh lệnh từ Nguyên soái Khalifa Haftar và sẽ không do dự đánh chìm mọi tàu hàng từ Thổ Nhĩ Kỳ khi chúng tiến vào sát bờ biển nước này.
Theo thông tin giới thiệu, 4K51 Rubezh (SS-C-3) là hệ thống tên lửa bờ do Liên Xô nghiên cứu chế tạo trong giai đoạn 1970 - 1978 và đưa vào sử dụng từ đầu thập niên 1980.
Thành phần tổ hợp 4K51 bao gồm 1 xe mang phóng 3P51 (cải tiến dựa trên khung gầm xe vận tải hạng nặng MAZ-543) sử dụng để đặt radar điều khiển hỏa lực MR-331 Rangout cùng cụm ống phóng KT-161 mang 2 tên lửa hành trình đối hạm P-15M Termit (SS-N-2 Styx).
Mặc dù tổ hợp Rubezh có tuổi đời tương đối "trẻ" nhưng lại sử dụng tên lửa quá cũ, đạn P-15 Termit đã ra đời từ thập niên 1950 có tầm bắn chỉ 80 km, tốc độ tối đa Mach 0,95 và mang theo đầu đạn bán xuyên giáp nặng 513 kg.
Kích thước của tên lửa P-15 khá lớn, bay hành trình cao (giai đoạn cuối tên lửa vẫn còn ở độ cao trên 100 m), tốc độ chậm, khả năng cơ động kém, ngoài ra nó còn rất dễ bị gây nhiễu trong môi trường tác chiến điện tử dày đặc.
Tuy rằng khó phát huy tác dụng khi đối đầu với chiến hạm thực sự nhưng loại tên lửa này vẫn tỏ ra hữu ích nếu mục tiêu tấn công của chúng chỉ là tàu vận tải có kích thước kềnh càng và không có hệ thống phòng không.
Nếu thực sự phía LNA đã khôi phục được hoạt động cho một vài tổ hợp tên lửa bờ 4K51 Rubezh thì rõ ràng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải thật cẩn trọng trong việc tiếp cận bờ biển.
Không loại trừ khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải cử chiến hạm đi theo để hộ tống tàu chở hàng của mình nhằm tránh đòn tấn công từ tổ hợp tên lửa bờ 4K51 Rubezh của LNA.
Nhưng bên cạnh đó có ý kiến khác cho rằng những lời "đanh thép" của LNA chỉ là đòn tâm lý mà thôi, bởi nếu họ đánh chìm tàu của Thổ Nhĩ Kỳ thì gần như chắc chắc Ankara sẽ chính thức tham chiến, điều này không có lợi cho LNA.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Hiện tại quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang tiếp tế vũ khí cho đồng minh Chính phủ hiệp định quốc gia Lybia được phương Tây hậu thuẫn chủ yếu thông qua đường biển.