Quốc tế

Bí ẩn tên lửa đạn đạo có tầm bắn hơn 500 km Mỹ vừa phóng

Hôm 12/12, Mỹ đã cho tiến hành thêm một vụ phóng tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất có tầm bắn hơn 500 km từ căn cứ không quân Vandenberg ở California.

Loạt ảnh ấn tượng phô diễn sức mạnh toàn cầu của quân đội Mỹ / NATO "lạnh gáy" khi tàu ngầm hạt nhân Nga bất ngờ tiếp cận phía Tây châu Âu

RT đưa tin, Lầu Năm Góc đã cho tiến hành phóng thử nghiệm một tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất có tầm bắn hơn 500 km, vốn bị nằm trong danh mục cấm của Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) mà Mỹ từng ký kết với Nga.

Mỹ thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất có tầm bắn hơn 500 km. (Ảnh: Không quân Mỹ)

Mỹ thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất có tầm bắn hơn 500 km. (Ảnh: Không quân Mỹ)

Trong tuyên bố, Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận, tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất có tầm bắn hơn 500 km mới được Mỹ phóng từ căn cứ không quân Vandenberg ở California vào ngày 12/12. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về vụ phóng không được tiết lộ.

“Những dữ liệu thu thập được cùng kinh nghiệm từ vụ phóng này sẽ được báo cáo lên Bộ Quốc phòng để phục vụ chương trình phát triển các tên lửa tầm trung trong tương lai”, tuyên bố từ Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh.

Vụ phóng tên lửa hôm 12/12 của Mỹ được tiếp nối sau vụ phóng tên lửa hành trình hồi tháng Tám. Vụ phóng hồi tháng Tám được Mỹ tiến hành chỉ sau vài ngày Hiệp ước INF hết hiệu lực do Mỹ đơn phương rút khỏi.

Cụ thể, Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước INF vào ngày 1/8 sau khoảng thời gian tạm dừng thi hành các điều khoản của hiệp ước trong vòng 6 tháng. Moscow cũng ra tuyên bố dừng thi hành Hiệp ước INF vào tháng Bảy. Cả Nga và Mỹ nhiều lần lên tiếng đổ lỗi cho nhau vi phạm hiệp ước được Mỹ và Liên Xô cũ ký kết vào năm 1987.

Theo hiệp ước INF được Mỹ và Liên Xô cũ ký kết vào năm 1987, các nước thành viên bị cấm phát triển các loại tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500 – 5.500 km.

 

Đáng nói, vụ phóng tên lửa đạn đạo từ căn cứ không quân Vandenberg diễn ra chỉ sau vài ngày Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov tới thăm Washington và thảo luận với Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng Ngoại trưởng Mike Pompeo về khả năng gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược New START.

Moscow cho biết sẵn sàng gia hạn Hiệp ước New START.Hiệp ước có hiệu lực trong vòng 10 năm và hết hiệu lực vào ngày 5/2/2021, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Nếu hai bên cùng nhất trí, hiệp ước có thể được gia hạn trong khoảng thời gian không quá 5 năm tức là tới năm 2026.

Tuy nhiên, Mỹ lại hoàn toàn lặng thinh. Động thái củaMỹkhiến Nga lo ngại chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẵn sàng từ bỏ Hiệp ước New START như đã làm vớiHiệp ước INF.

Về phần mình, Tổng thống Trump đã nhắc tới một thỏa thuận hạt nhân mới với sự tham gia của Nga, Trung Quốc và các quốc gia khác. Song cho tới nay, Mỹ vẫn chưa đưa ra được một đề xuất cụ thể để các bên tiến hành đàm phán.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm