Quốc tế

'Cách chơi' của Thổ Nhĩ Kỳ khi mua thêm S-400

Thổ Nhĩ Kỳ và Nga vừa đạt được thỏa thuận về thương vụ S-400 thứ 2 dù có thể phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt từ Mỹ.

Nga có sẵn kịch bản khi Mỹ thử bom hạt nhân B61-12 / Thổ Nhĩ Kỳ có vũ khí đánh chặn ngầm mạnh ngang Nga

Theo Kênh truyền hình NTV của Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 8/6, Ankara và Moscow đã đạt được thỏa thuận quan trọng về hợp đồng hệ thống S-400 thứ 2.

"Các bên đã đạt được thỏa thuận về nguyên tắc với hợp đồng S-400 thứ hai. Trong đó có cả thời điểm chuyển giao vũ khí và chuyển giao công nghệ", người đứng đầu ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismail Demir nói.

Cach choi cua Tho khi mua them S-400
Hệ thống S-400.

Theo vị quan chức này, cùng với việc mua thêm hệ thống S-400 của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bỏ ngỏ khả năng mua hệ thống phòng thủ Patriot nếu được Mỹ cấp thuận.

"Chúng tôi sẵn sàng mua Patriot và sản phẩm tương tự từ châu Âu. Chúng tôi muốn đa dạng hóa vũ khí trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ của mình", ông Ismail Demir cho biết.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ đạt được thỏa thuận với Nga về hợp đồng mua S-400 mới có thể khiến quan hệ vốn đã không tốt đẹp với Mỹ trong thời gian qua trở nên căng thẳng hơn.

Washington đang sử dụng toàn bộ nguồn lực về kinh tế và chính trị để ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ triển khai các hệ thống phòng không S-400 và mua mới bởi theo phía Mỹ, S-400 hoàn toàn không tương thích mà còn đe dọa đến an toàn của mạng lưới phòng thủ của NATO.

Việc triển khai hệ thống S-400 ở phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bao phủ hết khu vực rộng lớn của Syria, Lebanon và Israel. Ở phía tây bắc hệ thống S-400 sẽ phủ phần lớn bán đảo Balkan.

 

Ở phía đông nam sẽ bao phủ đông Syria và Iraq, và ở phía đông bắc là bờ biển Caspi và Biển Đen, bao gồm Georgia.

Nên nhớ rằng, hệ thống S-400 của Nga nằm ở phía tây Syria, ở Crimea và Kavkaz bao phủ hầu hết các khu vực mà Thổ Nhĩ Kỳ có thể kiểm soát, vì vậy hệ thống S-400 nằm trong tay của Ankara là mối đe dọa kép.

Đặc biệt, nếu S-400 Thổ được kích hoạt trong hệ thống phòng thủ của NATO, nó có thể làm lộ những thông tin bí mật những cả hệ thống gây đe dọa nghiêm trong đến mạng lưới phòng thủ của Mỹ và NATO.

Tuy nhiên theo lý giải của Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ chẳng có gì là không thể một khi Mỹ và NATO chấp thuận S-400 là thành viên mới. Bởi tại Hy Lạp - một thành viên của NATO đang vận hành những hệ thống S-300 và phối hợp rất tốt với những hệ đánh chặn Mỹ và đồng minh.

Phát biểu trong một sự kiện với các thành viên NATO, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Cavusoglu đề xuất NATO có thể thành lập một nhóm làm việc gồm các chuyên gia để nghiên cứu và đưa ra đánh giá về hệ thống S-400.

 

Ông nhấn mạnh Ankara tin rằng S-400 và các máy bay F-35 tương thích với hệ thống phòng không và an ninh của NATO cũng như không đặt ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với khối liên minh quân sự này và các đồng minh. Vì vậy, không cói lý do gì khiến nước này từ bỏ những hệ thống S-400 đã nhận và ngừng mua mới vũ khí này.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, để có thể thay đổi thái độ cứng rắn của Thổ, một số thành viên NATO đã đề xuất phương án triển khai hệ thống Patriot hoặc sản phẩm tương tự của châu Âu với số lượng vừa đủ để bảo vệ toàn bộ không phận của Thổ Nhĩ Kỳ trước những mối đe dọa từ bên ngoài.

Và nếu kế hoạch này được hiện thực hóa, không phận Thổ Nhĩ Kỳ được bảo vệ an toàn và Ankara được coi là bên thành công trong việc gây sức ép lên Mỹ và đồng minh NATO.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm