'Chiếc ô hạt nhân' của Nga bảo vệ Belarus như thế nào
Mỹ tiết lộ lý do cung cấp tên lửa ATACMS tầm bắn 300km cho Ukraine / Đầu đạn hạt nhân mới giúp Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối
Theo đài Sputnik (Nga), Belarus lo ngại về các mối đe dọa an ninh đang nổi lên và học thuyết quân sự mới của Minsk đã mô tả việc triển khai vũ khí hạt nhân của Nga là chìa khóa để răn đe chiến lược trong bối cảnh bất ổn địa chính trị ngày càng gia tăng.
Hội đồng Nhân dân Toàn Belarus (APA) đã nhất trí thông qua học thuyết quân sự mới vào ngày 25/4, trong khi Quốc hội nước này trước đó cũng thông qua Khái niệm An ninh Quốc gia cập nhật của đất nước.
Nga mở rộng ô hạt nhân cho Belarus
Các tài liệu mới đặt mục tiêu tăng cường an ninh quốc gia với sự phối hợp của Nhà nước Liên minh (liên minh phòng thủ giữa Nga và Belarus), cũng như Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) và Cộng đồng Các quốc gia độc lập (CIS). Chiến lược quân sự của Belarus đảm bảo an ninh thông qua ngăn ngừa xung đột và tăng cường phòng thủ, đồng thời coi việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga trên lãnh thổ của mình là một công cụ răn đe khả thi.
“Chắc chắn có một mối đe dọa [đối với Belarus từ phương Tây]”, ông Dmitry Stefanovich, nhà phân tích tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói với Sputnik. "Học thuyết quân sự Belarus tuyên bố rất rõ ràng rằng mối đe dọa này có nhiều mặt. Học thuyết không chỉ giải quyết một số loại đối đầu quân sự tiềm tàng mà còn cả những nỗ lực [của các bên bên ngoài] nhằm khởi động các quá trình gây bất ổn tiêu cực trong nước".
Ông Stefanovich lưu ý đến việc NATO tăng cường quân sự ổn định ở sườn phía đông của khối với việc quân sự hóa nhanh chóng ở Ba Lan. Trong hoàn cảnh này, việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga là một bước đi đúng hướng trong việc tạo ra khả năng răn đe.
Học giả này nhận xét: “Đây là biểu tượng cho thấy Nga đang mở rộng hoàn toàn chiếc ô hạt nhân của mình cho Belarus. Và một cuộc xung đột vũ trang ở Belarus không thể không có sự tham gia của Nga với tư cách là người bảo đảm. Nga và Belarus có một đường viền phòng thủ duy nhất của Nhà nước Liên minh trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực hạt nhân".
Tại cuộc họp ngày 25/4, Tổng thống Belarus, Alexander Lukashenko cảnh báo rằng trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công, kẻ gây hấn sẽ chứng kiến phản ứng ngay lập tức bằng đủ loại vũ khí từ cả Minsk và Moskva.
Ông Lukashenko phát biểu trước Hội đồng Nhân dân Toàn Belarus (APA): “Hôm nay chúng tôi hoàn toàn quyết tâm chống lại bất kỳ kẻ xâm lược nào và gây ra thiệt hại không thể chịu được cho chúng”.
Năm 2009, Moskva và Minsk đã ký một thỏa thuận về bảo vệ chung biên giới không phận của Nhà nước Liên minh (Union State), cũng như thành lập hệ thống phòng không thống nhất trong khu vực. Vào năm 2022, một đội quân chung Nga-Belarus đã được triển khai tại quốc gia Đông Âu này để ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng liên quan đến Ba Lan và Ukraine. Năm 2023, Moskva và Minsk đã đồng ý triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tại Belarus đồng thời Nga cũng cung cấp cho đồng minh của mình hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Chuyên gia Stefanovich nhấn mạnh: “Các chương trình tích cực nhằm tái vũ trang [quân đội Belarus], tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu.v.v. đã được triển khai với sự tham gia trực tiếp của Nga. Vài năm trước, cái gọi là trung tâm huấn luyện chiến đấu chung đã được thành lập. Nhiều loại vũ khí hiện đại hơn đang dần được đưa vào sử dụng”.
Mối đe dọa ở biên giới Belarus nghiêm trọng đến mức nào?
Trong bài phát biểu hôm 25/4, Tổng thống Lukashenko cũng đề cập đến nguy cơ xảy ra sự cố quân sự ở biên giới Belarus với Ukraine.
Ông Ivan Tertel, người đứng đầu Ủy ban An ninh Nhà nước Belarus (KGB), tiết lộ với Hội đồng Nhân dân Toàn Belarus rằng quân đội nước này đã ngăn chặn nỗ lực tấn công bằng máy bay không người lái từ Litva nhắm vào Minsk và các khu vực lân cận.
Theo nhà phân tích chính trị Yury Shevtsov - Giám đốc Trung tâm Các vấn đề hội nhập châu Âu của Belarus, rủi ro ở biên giới Ukraina-Belarus dường như cao hơn so với thách thức tiềm tàng do Litva đặt ra. Ông giải thích rằng biên giới Belarus-Litva dài khoảng 720 km, trong khi biên giới của quốc gia này với Ukraine trải dài hơn 1.000 km. Về lực lượng quân sự, có khoảng 120.000 binh sĩ Ukraine được tập trung gần biên giới với Belarus trong khi Litva có thể có khoảng 18.000 binh sĩ ở biên giới chung với Belarus.
Chuyên gia này cho biết: “Không có mối đe dọa quân sự đặc biệt nào từ Litva. Tuy nhiên, quân đội của các quốc gia thành viên NATO khác nhau đã được triển khai tại nước này”.
Ông cũng đánh giá thấp những nỗ lực của Vilnius trong việc củng cố biên giới với Belarus.
Tuy nhiên, ông Shevtsov cảnh báo rằng Litva có thể nhắm mục tiêu vào Nhà máy điện hạt nhân Astravec nằm ở quận Astravyets, vùng Grodno, phía tây bắc Belarus. Ngoài ra, theo ông, thành phố Grodno, nằm ở ngã ba biên giới với Litva và Ba Lan, cũng có thể là mục tiêu của một cuộc tấn công nhỏ nào đó.
"Ngay bây giờ tôi sẽ không coi đây là một mối đe dọa thực sự. Nếu không có vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga ở Belarus, thì có thể có cơ sở để lo ngại. Nhưng vì chúng tồn tại và phần lớn nằm trong tay Belarus, điều này có nghĩa là Belarus khó có thể phải đối mặt với một đòn lớn từ NATO. Và một đòn nhỏ, nếu được Litva hoặc phe đối lập Belarus dưới vỏ bọc Litva tung ra, sẽ dễ dàng bị Quân đội Belarus đẩy lùi”, nhà phân tích Shevtsov kết luận.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025