"Chim ăn thịt" F-22 Mỹ áp sát "gấu bay khổng lồ" Tu-142 Nga
Biên đội máy bay Tu-142 Nga lượn nhiều vòng ở độ cao thấp, ngay bên trên 2 tàu ngầm Mỹ, ngay lập tức Mỹ đã điều động những chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-22 lao lên áp sát và hộ tống chúng ra khỏi khu vực nhạy cảm.
Nhật Bản chính thức biên chế khu trục hạm Maya đầu tiên / Thổ Nhĩ Kỳ mất 30% số xe tăng Leopard đưa sang Idlib?
Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) cho biết, biên đội máy bay săn ngầm Tu-142 Nga quần thảo trên căn cứ Seadragon ngoài khơi bang Alaska, nơi các tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut và USS Toledo đang tham gia cuộc diễn tập phá băng (ICEX).
Hai chiếc Tu-142 bay nhiều vòng ở độ cao chỉ khoảng 760m, ngay phía trên 2 tàu ngầm Mỹ, ngay lập tức Mỹ điều chiến thần F-22 áp sát.
Đây là lần chạm trán hiếm hoi giữa siêu chiến đấu cơ mạnh nhất Mỹ và "gấu bay khổng lồ" Tu-142 Nga.
Việc các chiến đấu cơ Mỹ phải lao lên chặn và hộ tống các máy bay ném bom chiến lược Tu-95 hay máy bay trinh sát săn ngầm khổng lồ Tu-142 khi chúng áp sát không phận không phải là chuyện hiếm, tuy nhiên không phải lúc nào F-22 cũng xuất tướng.
Nga đã từng phải dừng các chuyến bay tuần tra bằng các máy bay Tu-95 và Tu-142 hàng chục năm sau khi Liên Xô tan rã vì thiếu kinh phí.
Mãi sau này Tổng thống Putin mới quyết định nối lại các chuyến bay tuần tra này.
Nga giải thích các chuyến bay đó là hoạt động bình thường vốn có từ thời Liên Xô, tuy nhiên Mỹ và NATO lại không cho rằng như vậy.
Họ cho rằng các phi cơ của Nga thực hiện các chuyến bay này ngoài mục đích phô trương thanh thế, chúng còn thâm nhập vào các vùng nhận diện phòng không NATO để thu thập tin tức tình báo.
Chính vì vậy, Mỹ và NATO thường cấp tốc điều các chiến đấu cơ lên áp sát.
Thông thường, các máy bay Tu-95 và Tu-142 thường bay với đội hình hộ tống là các chiến đấu cơ Su-27, Su-30 thậm chí là Su-35.
Chính vì vậy, Mỹ và NATO thường điều các chiến đấu cơ có năng lực tác chiến tốt để lao lên chặn.
Khả năng tàng hình cao, cơ động tốt, trang bị vũ khí tối tân, phần mềm điện tử được nâng cấp liên tục, F-22 Raptor hiện là máy bay chiến đấu mạnh nhất thế giới.
F-22 mang biệt danh Raptor nghĩa là “Chim ăn thịt” có chuyến bay đầu tiên vào năm 1997, chính thức đi vào biên chế năm 2005, và lần thực chiến đầu tiên trong nhiệm vụ phá hủy bộ chỉ huy của quân khủng bố IS vào năm 2015.
F-22 Raptor dài 18,9m, sải cánh 13,6m, cao 5,10m, trọng lượng rỗng 19,7 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 38 tấn.
Máy bay trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt đẩy có buồng đốt phụ Pratt & Whitney F119-PW-100 tích hợp bộ phận điều chỉnh hướng phụt, cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa khoảng Mach 2 (2.400km/h).
F-22 được trang bị hệ thống radar mảng pha cực mạnh AN/APG-77 có khả năng phát hiện mục tiêu cỡ 1m2 ở khoảng cách lên tới 240km. Đây là điều mà không có loại máy bay nào ngoài F-22 có thể làm được.
Về hệ thống vũ khí, ngoài pháo 6 nòng M61A2, F-22 Raptor có 3 khoang vũ khí nằm trong thân và các giá treo bên ngoài. Để không chiến, F-22 sẽ mang theo 6 tên lửa AIM-120C AMRAAM tầm xa (tầm bắn 120km) và 2 tên lửa AIM-9 Sidewinder.
Để tấn công mặt đất, F-22 mang theo 3 bom thông minh GBU-32 JDAM loại 204 kg hoặc 3 bom GBU-30 JDAM loại 454 kg cùng một số ít tên lửa không đối không.
Trong nhiệm vụ tuần tiễu, F-22 chỉ mang theo 4 thùng dầu phụ và 8 tên lửa tầm ngắn AIM-9. Ngoài khả năng tàng hình và chiến đấu tốt, F-22 còn có độ bền cơ học khá cao.
Hiện Mỹ đang có trong biên chế 187 chiếc F-22 Raptor, chúng sẽ tiếp tục giữ vị trí là máy bay chiến đấu mạnh nhất thế giới bất chấp việc đàn em F-35 mới xuất hiện.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo