Quốc tế

"Choáng ngợp" trước tiêm kích đánh chặn lớn nhất thế giới do Liên Xô chế tạo

DNVN - Tupolev Tu-28 Fiddler (Tu-128) là chiếc tiêm kích đánh chặn tầm xa được Liên Xô phát triển trong thập niên 1960 dựa trên nguyên mẫu máy bay ném bom Tu-98, chính vì vậy mà kích thước của nó rất đồ sộ.

Máy bay ném bom tiền tuyến tàng hình siêu bí ẩn của Trung Quốc / Uy lực rất khủng khiếp, vì sao tầm bắn của TOS-1A Buratino chỉ được vài km?

Đầu thập niên 1950, Liên Xô tìm kiếm một phương tiện có thể bảo vệ không phận trước các máy bay ném bom chiến lược trang bị vũ khí hạt nhân của Mỹ.

Do sở hữu lãnh thổ vô cùng rộng lớn, họ cần một chiếc tiêm kích có tầm hoạt động rộng, trang bị radar mạnh cùng vũ khí không đối không uy lực. Đây là tiền đề cho việc ra đời chiếc Tu-28.

Công việc thiết kế Tu-28 được bắt đầu từ năm 1958, nó dựa trên nguyên mẫu máy bay ném bom siêu âm Tu-98 vốn không thành công trước đó.

Ban đầu dự án được định danh là Tu-28 nhưng đến năm 1963 được đổi lại thành Tu-128, trùng với mã của Phòng thiết kế thử nghiệm.

Tiêm kích đánh chặn cỡ lớnTupolev Tu-28/Tu-128 Fiddler

Tiêm kích đánh chặn cỡ lớnTupolev Tu-28/Tu-128 Fiddler

Chiếc tiêm kích này có thông số kỹ thuật rất ấn tượng với chiều dài 30,06 m; sải cánh 17,53 m; chiều cao 7,15 m; diện tích cánh 96,94 m2; trọng lượng rỗng 24.500 kg; trọng lượng có tải 40.000 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 43.700 kg. Với những con số này, Tu-28 chính là tiêm kích đánh chặn lớn nhất thế giới.

Máy bay được trang bị 2 động cơ phản lực Lyulka AL-7F-2 có lực đẩy khô 72,8 kN và lên tới 99,1 kN (mỗi chiếc) khi bật tăng lực, cho tốc độ tối đa 1.920 km/h khi không mang vũ khí hoặc 1.665 km/h khi trang bị đầy đủ, tầm hoạt động 2.565 km, trần bay 20.000 m, thời gian làm việc trên không liên tục là hơn 3 giờ.

Tu-28 cất cánh lần đầu vào năm 1961, được giới thiệu năm 1964, phiên bản sản xuất hàng loạt Tu-28P trang bị radar băng tần I có tên Smerch (NATO gọi là Big Nose) với tầm trinh sát 50 km và khóa được mục tiêu cách xa 40 km. Tuy năng lực của radar tương đối khá nhưng Tu-28P vẫn phụ thuộc nhiều vào quá trình dẫn đường từ mặt đất.

Tu-28 không thực sự được coi là một chiếc tiêm kích đánh chặn ấn tượng ngoại trừ kích thước cồng kềnh

Tu-28 không thực sự được coi là một chiếc tiêm kích đánh chặn ấn tượng ngoại trừ kích thước cồng kềnh.

 

Vũ khí trang bị của Tu-28 gồm 4 tên lửa không đối không Bisnovat R-4 (AA-5 Ash). Nó thường mang 2 đạn R-4R điều khiển radar bán chủ động và 2 đạn R-4T sử dụng đầu dò hồng ngoại, với SARH trên các mấu cứng ngoài và bộ phận dò tìm hồng ngoại ở mấu cứng trong. R-4 bị đánh giá là loại tên lửa có năng lực chiến đấu khá thấp.

Tính đến thời điểm năm 1970, có tổng cộng 198 chiếc Tu-28/Tu-128 được chế tạo (bao gồm cả 10 chiếc phiên bản huấn luyện Tu-128UT). Phần lớn số tiêm kích này hoạt động trong thập niên 1980 và một vài chiếc còn trong biên chế Không quân Nga tới tận năm 1992 trước khi bị thay thế hoàn toàn bởi MiG-31.

Ngày nay, công chúng vẫn có thể nhìn thấy những chiếc tiêm kích đánh chặn với vẻ ngoài rất cồng kềnh này tại các viện bảo tàng trải dài khắp lãnh thổ nước Nga cũng như các quốc gia từng thuộc Liên Xô trước kia.

Có thể bạn quan tâm:

Phong Vũ (Theo Military Today)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm