Quốc tế

'Dùng thiết bị định vị Nga là bê bối với Đức'

Hải quân Đức thừa nhận, việc dùng hệ thống định vị Nga sản xuất trên loạt tàu ngầm là vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử Hải quân nước này.

Mỹ tạo UAV trang bị tên lửa chống Nga và Trung Quốc / Nga chuẩn bị điều khiển máy bay không người lái chống tàu ngầm đặc biệt

Tờ Sunday Bild dẫn nguồn tin từ Hải quân Đức tiết lộ, hệ thống định vị Navi-Sailor 4100 có xuất xứ từ Nga hiện đang được trang bị trên ít nhất 100 chiếc tàu chiến và tàu ngầm của Đức.

Việc trang bị đang đặt hoạt động của Hải quân Đức đứng trước nguy cơ bị đe dọa về an ninh, nhẹ nhất có thể bị theo dõi hoặc có thể bị đối phương thực hiện các biện pháp phá hoại mà không có cách nào đối phó.

'Dungthiet bidinh vi Nga la be boi voi Duc'
Tàu ngầm của Hải quân Đức.

"Trong trường hợp tệ nhất, dữ liệu định vị có thể bị tấn công, những con tàu này thậm chí có thể mất hoàn toàn khả năng hoạt động", Sunday Bild ra ngày 28/3 khẳng định.

Hệ thống Navi-Sailor 4100 không đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo mật quân sự của NATO mà Đức là một thành viên. Đơn vị cung cấp là Công ty Transas có trụ sở tại St. Petersburg (Nga).

Mặc dù đã bị Công ty Wartsila của Phần Lan mua lại vào năm 2018, mảng quốc phòng của Transas vẫn nằm trong tay Nga. Số thiết bị này được lắp đặt trên khoảng 100 tàu của hải quân Đức, chủ yếu vào năm 2005 dưới thời thủ tướng Gerhard Schroder.

Nhưng theo Bild, hai tàu ngầm U35 và U36 thuộc lớp Type 212A tiên tiến nhất hạ thủy năm 2015 và 2016 cũng được lắp hệ thống của Transas. Thông tin làm dấy lên lo ngại Hải quân Đức đang "phơi lưng" cho Nga.

Mặc dù đã ý thức được những nguy cơ đến từ thiết bị định vị của Nga nhưng thay thế chúng không phải là chuyện một sớm một chiều có thể thực hiện. Đến thời điểm hiện tại, Đức vẫn chưa tìm được thiết bị tương tự từ nguồn khác để thay thế.

 

Hạm đội tàu ngầm Type 212 của Đức được đánh giá là những chiếc tàu ngầm thông thường tối tân hàng đầu thế giới. Tàu có thể hoạt động êm ái trong một thời gian dài dưới biển so với các tàu ngầm có động cơ diesel thông thường.

Nghị sĩ Tobias Lindner thuộc Đảng đối lập tỏ ra lo ngại trước các thông tin trên. Ông kêu gọi Bộ Quốc phòng và Chính phủ Đức đảm bảo không có các lỗ hổng bảo mật trên tàu chiến, đồng thời chất vấn "vì sao Đức không sử dụng hệ thống được sản xuất tại một nước thuộc NATO".

Bộ Quốc phòng Đức khẳng định đang làm mọi cách tốt nhất trong khả năng để đảm bảo an toàn không gian mạng cho các hoạt động của quân đội.

Ngoài tàu ngầm và chiến hạm, theo trang web của Công ty Wartsila, các thiết bị của Transas còn được sử dụng trên hơn 13.000 tàu thương mại, tàu tuần tra và tàu chiến của hơn 100 nước trên thế giới, trong đó có một số nước là thành viên NATO.

Quan hệ giữa Nga và phương Tây trở nên căng thẳng từ sau sự kiện sáp nhập Crimea vào lãnh thổ liên bang năm 2014. Châu Âu mà Đức là một thành viên đã áp lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga nhưng vẫn tiếp tục mua khí đốt của Nga.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm