Chỉ huy Nga nói thẳng lý do tàu Varshavyanka đáng sợ
Phòng không Nga phát hiện UAV Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ định xâm phạm biên giới / Mỹ tuyên bố yêu cầu phong tỏa Nga ở Biển Đen
Tàu ngầm Varshavyanka có thể hoạt động rất êm trên biển và có thể tiếp cận đối phương mà không bị phát hiện là do thiết kế đặc biệt của hệ thống động cơ.
"Chúng tôi sử dụng hệ thống động cơ truyền động tiết kiệm điện và được thiết kế cực tối tân", vị chỉ huy Nga cho biết.
Tàu ngầm 636 Varshavyanka. |
Theo Denis Bayrachny, hệ thống điện trên tàu ngầm Varshavyanka nằm ở khoang thứ 6 với sự trợ giúp của 2 đường trục bổ sung giúp con tàu có thể thực hiện những thao tác chuyển hướng ngay tại chỗ - điều mà không nhiều tàu ngầm trên thế giới làm được.
"Có 2 đường trục bổ sung ở đây, cho phép chúng tôi điều khiển con tàu quay đầu tại chỗ và neo đậu vào bến mà không gặp bất kỳ tai nạn hay va chạm nào", vị chỉ huy này nói.
Tuy nhiên, đây không phải là tất cả những gì tàu ngầm Nga có thể làm được, bởi ngoài khả năng hoạt động cực êm của động cơ, chuyển hướng linh hoạt, Varshavyanka có thể tiến sát đối phương mà không bị phát hiện nhờ hệ thống ngói đặc biệt bên ngoài tàu và những thiết bị khác.
Đây chính là nguyên nhân khiến những chiếc tàu thuộc dự án Varshavyanka được gọi là "hố đen" đại dương. Theo chỉ huy tàu ngầm Nga, khả năng thực tế của dòng tàu ngầm này thế nào có lẽ thủy thủ trên tàu ngầm hạt nhân Los Angeles của Mỹ rõ nhất.
Tình huống diễn ra trong diễn tập Malabar do ba nước Mỹ-Nhật-Ấn tiến hành hồi tháng 10/2015, tàu ngầm Hải quân Mỹ bị tàu ngầm Varshavyanka Ấn Độ tiêu diệt. Cuộc diễn tập có sự tham gia của tàu ngầm INS Sindhudhvaj S56 lớp Varshavyanka của Hải quân Ấn Độ và tàu ngầm hạt nhân USS Corpus Christi SSN 705 lớp Los Angeles của Hải quân Mỹ.
Hai tàu ngầm này đã săn giết lẫn nhau ở một vùng biển thuộc vịnh Bengal. Nhưng chỉ sau vài giờ, khi thủy thủ Mỹ đang vất vả tìm kiếm tàu ngầm Ấn Độ thì được thông báo rằng, cuộc diễn tập kết thúc. Họ bị tàu ngầm Sindhudhvaj đánh dấu, theo dõi và cuối cùng bị ngư lôi 533 mm "tiêu diệt".
Ấn Độ cho biết, thiết bị có thể trinh sát và phát hiện được tàu ngầm hạt nhân của Mỹ chính là thiết bị định vị thủy âm Ushus được lắp trên tàu ngầm trong thời gian gần đây, thiết bị này do Ấn Độ tự sản xuất.
"Thiết bị định vị thủy âm này có thể ghi chép tiếng ồn trong nước của tàu ngầm hạt nhân và tìm cách nhận biết, khóa tàu ngầm này. Với tính chất là một cuộc diễn tập, không có hậu quả gì xảy ra, nhưng số liệu do thiết bị định vị thủy âm thu thập được sẽ được đưa vào kho dữ liệu, dùng để tiến hành phân loại và nhận biết tàu ngầm nước ngoài", một sĩ quan Ấn Độ cho hay.
Trong khi đó, người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ cho hay họ không muốn tiết lộ thông tin về kết quả này. Thủy thủ tàu ngầm Ấn Độ đã nghỉ hưu, Phó đô đốc K.N. Sushil cho biết: "Tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân vốn lớn hơn tàu ngầm thông thường, vì vậy, kết quả này hoàn toàn không làm tôi ngạc nhiên".
End of content
Không có tin nào tiếp theo