Quốc tế

'Mỹ sẽ thuê tàu phá băng để tuần tra gần Nga'

Bộ trưởng Hải quân Mỹ Kenneth Braithwaite cho biết, lực lượng này sẽ tuần tra thường xuyên tại Bắc Cực, nếu cần có thể thuê tàu phá băng từ đồng minh.

Hàng chục nghìn binh sĩ Mỹ tham gia bảo vệ lễ nhậm chức Tổng thống nghiêm ngặt nhất lịch sử / Làm cách nào Iran có thể bắn hạ B-52 của Mỹ?

Tuyên bố được ông Braithwaite đưa ra trước truyền thông Mỹ về việc liệu Mỹ có nên bắt đầu tiến hành các hoạt động nhằm đảm bảo tự do hàng hải ngoài khơi bờ biển phía Bắc của Nga hay không.

"Các tuyến đường biển ở phương Bắc đang trở nên thông thoáng, Hải quân Mỹ sẽ đảm bảo cho các đối tác quyền tự do hàng hải. Chiến lược này là quyền và nghĩa vụ của Mỹ với tư cách là cường quốc hải quân thống trị thế giới.

Thế mạnh của Mỹ ở Bắc Cực là tàu ngầm. Trong điều kiện Nga có hạm đội tàu phá băng, Mỹ có thể thuê các tàu phá băng từ các đồng minh cho đến khi họ tự đóng được các tàu này", ông Braithwaite nói.

'My se thue tau pha bang de tuan tra gan Nga'
Tàu phá băng của Mỹ.

Theo Business Insider, thế mạnh tàu ngầm Mỹ là không thể phủ nhận dù phải đối đầu với bất kỳ đối thủ nào. Tuy nhiên, khi hoạt động tại Bắc Cực và cạnh tranh với Nga, hạm đội tàu ngầm Mỹ không được coi là đối thủ.

Lý do báo Mỹ đưa ra là bởi trong nhiều cuộc diễn tập tại Bắc Cực, tàu ngầm hạt nhân Mỹ đã không thể nổi lên khỏi mặt băng hoặc phải dùng cưa máy và xẻng hỗ trợ. Một số tàu đã nổi lên thành công nhưng nó đã bị hư hại nặng phần thượng tầng.

Trong khi đó, việc nổi lên khỏi lớp băng dày tại Bắc Cực trở thành những cuộc diễn tập thường xuyên với hạm đội tàu ngầm Nga. Đây chính là lý do khiến Hải quân Mỹ tính đến phương án thuê tàu phá băng trong khi chờ có đội tàu phá băng mới.

Phát biểu khi thăm trụ sở Bộ Chỉ huy Phương nam của quân đội Mỹ tại Miami, bang Florida hồi giữa năm 2020, Tổng thống Donald Trump tiết lộ, Mỹ đang tìm cách trang bị 10 tàu phá băng cho lực lượng Tuần duyên để cạnh tranh hoạt động vùng cực với Nga.

"Chúng tôi đã phê duyệt hai tàu tuần tra tối tân lớp Legend và hai tàu phá băng thuộc chương trình Tàu tuần tra An ninh Vùng cực (PSC) cho Tuần duyên Mỹ. Chúng tôi đang đóng tàu phá băng lớn nhất thế giới và sẽ cố gắng để sở hữu thêm 10 tàu nữa nếu được", ông Trump nói.

 

"Chúng ta chỉ có một tàu phá băng, còn Nga có 40. Rồi chúng ta sẽ có thêm hai tàu, nhưng chúng tôi nghĩ rằng sẽ cần tới 10 tàu", Trump nói.

Hải quân Mỹ đang sở hữu hai tàu phá băng hạng nặng USCGC Polar Star và hạng trung USCGC Healy. Tàu phá băng USCGC Polar Sea, cùng lớp với Polar Star, đang được niêm cất từ năm 2010 và không thể hoạt động do thiếu phụ tùng.

Trong khi đó, tàu Polar Star ngày càng cũ và vài lần gặp sự cố nghiêm trọng trong những năm gần đây. Tàu Healy mới hơn nhưng nhỏ hơn nên khó phá được lớp băng dày như Polar Star.

Trước đó Hải quân Mỹ thông báo đã ký với hãng VT Halter Marine hợp đồng đóng tàu tuần tra mới theo chương trình PSC trị giá gần 746 triệu USD. Tàu tuần tra mới có lượng giãn nước khoảng 33.000 tấn, tương đương lớp tàu phá băng hạt nhân Đề án 22220 của Nga với ba chiếc đang được hoàn thiện.

Nga dự kiến chế tạo ít nhất 5 tàu phá băng hạt nhân Đề án 22220 cùng nhiều tàu thông thường khác. Nga đang vận hành khoảng 40 tàu phá băng các loại. Chênh lệch quy mô giữa đội tàu phá băng Nga và Mỹ trở thành vấn đề ngày càng được Washington quan tâm, đặc biệt khi cạnh tranh địa chính trị tại Bắc Cực đang gia tăng.

 

Ngay cả khi sở hữu thêm 10 tàu mới, đội tàu phá băng của Mỹ vẫn có quy mô nhỏ hơn Nga rất nhiều. Tuy nhiên, các tàu phá băng mới sẽ tăng đáng kể năng lực mở đường ở vùng cực của Hải quân Mỹ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm