Quốc tế

Mỹ nâng cấp vẫn khó cứu được F-16IQ Iraq

Một đội bay gồm 4 chiếc tiêm kích F-16IQ Viper của Không quân Iraq (IqAF) vừa thực hiện chuyến bay biểu diễn đầu tiên sau khi được nâng cấp.

Mỹ hồi sinh cùng lúc 2 oanh tạc cơ B-52 từ "nghĩa địa" / Hàng chục nghìn binh sĩ Mỹ tham gia bảo vệ lễ nhậm chức Tổng thống nghiêm ngặt nhất lịch sử

Chuyến bay biểu diễn được thực hiện hôm 6/1 nhân kỷ niệm 100 năm truyền thống Quân đội Iraq được tổ chức tại Baghdad với sự tham dự của Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Iraq, Thủ tướng Mustafa al-Kazemi.

Tham gia lễ kỹ niệm ngoài đội bay F-16IQ còn trực thăng, lực lượng kỵ binh cùng một số lực lượng và phương tiện vũ khí khác.

My nang cap van kho cuu duoc F-16IQ Iraq
F-16IQ thực hiện bài bay khó.

Theo IqAF, trước khi chính thức xuất hiện trong sự kiện hôm 6/1, một số chiếc F-16IQ Viper đã thực hiện một số cuộc không kích phiến quân sau khi nằm kho từ năm 2017 do không được bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa đúng cách.

Việc F-16IQ Iraq hoạt động trở lại là kết quả của vài tháng tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa do các chuyên gia Mỹ tiến hành. Công việc này đã bị phía Mỹ ngừng lại từ nhiều tháng trước khiến phi đội F-16 Iraq dù còn khá mới nhưng không thể cất cánh.

IqAF đã nhiều lần yêu được bảo dưỡng nhưng đều không thành, đây chính là nguyên nhân khiến Không quân Iraq đã công bố kế hoạch mua tiêm kích MiG-29 từ Nga để thay thế.

Hồi giữa năm 2020, Bộ Quốc phòng Iraq thông báo đang đàm phán với đối tác Nga về việc mua các máy bay MiG-29 để thay thế các máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất hiện đã ngừng hoạt động.

Việc F-16IQ ngừng hoạt động không chỉ là vấn đề chi phí mà do sự vắng mặt của các nhân viên chuyên trách Mỹ, quân nhân và nhà thầu của các công ty dân sự đã vội vã rút khỏi nhiều căn cứ khác nhau ở Iraq, bao gồm cả Balad, nơi F-16IQ được triển khai sau vụ tấn công tên lửa của Iran xảy ra để trả đũa vụ ám sát tướng Iran Qasem Soleimani.

 

Khả năng mua máy bay chiến đấu MiG-29 của Nga đã được các nhà lãnh đạo quân đội Iraq nghiêm túc xem xét. Một tin đồn cũng đang được lan truyền trong nhiều tháng qua, đó là Iraq cũng đang xem xét việc mua các hệ thống phòng không tầm xa S-300 hoặc S-400 của Nga.

Giới quân sự Nga cho rằng, rất có thể trong trường hợp Iraq mua máy bay chiến đấu và tên lửa của Nga trong tương lai, quốc gia này phải đối phó với mối đe dọa trừng phạt từ Mỹ.

Hồi đầu năm 2020, Ủy ban An ninh và Quốc phòng của Quốc hội Iraq đã đề xuất và hối thúc Chính phủ đàm phán mua S-400 của Nga nhằm đa dạng hóa các nguồn cung cấp vũ khí.

Theo Ủy ban này, lãnh đạo đất nước Iraq không thể chỉ dựa vào viện trợ phương Tây. Ngoài ra, việc mua bán cũng phức tạp bởi nhiều yếu tố, trong đó có quá trình hình thành nội các Iraq chưa hoàn thiện.

Badr al-Ziyadi, thành viên Ủy ban An ninh và Quốc phòng của Quốc hội Iraq cho biết, chủ đề mua S-400 đã được nêu ra với các thành viên của Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng Vũ trang (AF) nước này. Và việc quyết định mua S-400 sẽ được Thủ tướng xem xét, khi nội các chính phủ ổn định.

 

"Có nhiều công ty và doanh nhân đang cố gắng ngăn cản Iraq ký hợp đồng mua vũ khí ở các nước phát triển. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Iraq vẫn sẽ thảo luận về các thỏa thuận vũ khí không chỉ với Nga, mà còn với Trung Quốc và Ukraine", ông al-Ziyadi tiết lộ.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã công khai cảnh báo chính quyền Iraq về hậu quả của việc mở rộng hợp tác quân sự - kỹ thuật với Nga và khả năng đạt được thỏa thuận về S-400. Ngược lại, phía Nga lập luận rằng họ không sợ nguy cơ áp đặt các lệnh trừng phạt của Mỹ để đáp trả việc có thể bán S-400 cho Baghdad.

"Người Mỹ đang đe dọa trừng phạt bất cứ ai có ý định phát triển hợp tác quân sự-kỹ thuật. Đây là sự phản ánh chính sách mà Washington theo đuổi nhằm thực hiện mục tiêu thống trị, loại bỏ các đối thủ cạnh tranh kinh tế cung cấp cho các đối tác trên thị trường quốc tế những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ về thông số, giá cả.

Chúng tôi không sợ những lệnh trừng phạt này, chúng tôi sẵn sàng đối đầu với chúng", ông Sergey Ryabkov, Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga, cho biết.

Dù không rõ tiến độ các cuộc đàm phán mua MiG-29 và S-400 giữa Iraq và Nga đến giai đoạn nào nhưng ngay khi thông tin này được công khai, các chuyên gia Mỹ đã lập tức nối lại quá trình bảo trì giúp những chiếc F-16 cất cánh trở lại.

 

Theo giới chuyên gia, rất có thể số lượng F-16IQ được Mỹ nâng cấp có thể chỉ đếm trên đầu ngón tay nên IqAF mới nghiêm túc tính đến việc mua chiến đấu cơ và vũ khí Nga. Nếu kế hoạch được thực hiện, nhiều khả năng những chiếc F-16IQ còn lại sẽ bị Iraq cho lưu kho.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm