Quốc tế

3 máy bay săn ngầm Mỹ cùng truy đuổi tàu ngầm Kilo: "Hố đen" trốn thoát ly kỳ, ngoạn mục

Trang Topwar.ru của Nga từng chia sẻ một câu chuyện hết sức thú vị đối với tàu ngầm Kilo đã xảy ra hôm 03/08/02020 tại vùng biển phía Đông Địa Trung Hải.

Hải quân Nga và chiến lược tàu ngầm không người lái sát thủ / Hé lộ thời điểm 'rồng lửa' S-500 đầu tiên được biên chế vào quân đội Nga

Thành tích xuất sắc của tàu ngầm Kilo

Câu chuyện có lẽ là "có thật" về chiếc tàu ngầm diesel - điện Varshavyanka thuộc lớp tàu ngầm Kilo của Nga đã khẳng định biệt danh mà phương Tây buộc phải thán phục và vinh danh là "Hố đen" trên đại dương như thế nào.

Thành tích xuất sắc của tàu ngầm Kilo được thể hiện khi một trong những chiếc tàu ngầm cùng loại này đã khiến cho lực lượng không quân săn ngầm Mỹ phải truy tìm nó khắp vùng biển nhưng không mang lại kết quả, thất bại thảm hại.

Mọi thứ bắt đầu từ việc theo quy trình đã có từ lâu, chiếc máy bay tuần thám săn ngầm Р-8А Poseidon của Mỹ, vốn được trang bị thiết bị trinh sát kỹ thuật vô tuyến và quang điện tử đã cất cánh từ căn cứ không quân Sigonella (Ý) về hướng lãnh hải của Syria để tiến hành do thám như thường lệ.

Đặc biệt nhất là đường bay của nó áp sát cùng lúc hai căn cứ quân sự của Nga - Khmeimim và Tartus. Tại quân cảng Tartus, Mỹ đã phát hiện ra sự vắng mặt của chiếc tàu ngầm Kilo thuộc Đề án 636.3 Varshavyanka vì họ rất quan tâm xem nó đã đi đâu và nhằm mục đích gì.

Thứ logic mà người Mỹ vận dụng khi xác định kịch bản hành động theo xác suất xảy ra nhiều nhất mà các thuỷ thủ tàu ngầm Nga có thể triển khai là không rõ.

Nhưng được biết rằng, đã có thêm 2 chiếc "Poseidon" nữa đã cất cánh và tổng cộng cả ba chiếc máy bay chống hạm bắt đầu lượn lờ cách không xa bờ biển đảo Síp.

3 máy bay săn ngầm Mỹ cùng truy đuổi tàu ngầm Kilo: Hố đen trốn thoát ly kỳ, ngoạn mục - Ảnh 2.

Tàu ngầm Kilo của Hạm đội Thái Bình Dương Nga thuộc đề án 636 “Varshavyanka”. Ảnh: TASS.

Các máy bay này đã kích hoạt khí tài thu phát tín hiệu, và lộ trình di chuyển của chúng đã được hiển thị trên trang theo dõi lưu thông hàng không khu vực và toàn cầu trực tuyến PlaneRadar. Quỹ đạo di chuyển của các máy bay tuần thám săn ngầm P-8 Poseidon chính là cách mà người ta thực hiện để tìm kiếm các tàu ngầm.

Hơn nữa, khi nghiên cứu bản đồ di chuyển của các máy bay P-8 Poseidon được ghi nhận trên trang PlaneRadar, có thể hiểu ra một điều rằng chiếc tàu bị truy tìm ở gần khu vực căn cứ không quân Akrotiri của Anh ở đảo Síp.

Có thể thấy, tàu ngầm lớp Kilo-636 Varshavyanka của Nga đã thực hiện nhiệm vụ do thám khả năng cơ động của các phương tiện phòng thủ chống hạm ở căn cứ Anh.

Có thể phỏng đoán rằng nó đã hoàn thành nhiệm vụ, bởi vì theo như tác giả bài viết trên Topwar.ru, thậm chí cả ba chiếc máy bay chống hạm hiện đại của Mỹ gần như không có cơ hội phát hiện ra "Hố đen".

Mặc dù các máy bay P-8 Pioseidon sở hữu những phao thuỷ âm đặc chủng, mà Hải quân Mỹ gọi là hiện đại nhất trên thế giớ là ANSSQ-125 MAC, AN/SSQ-62D/E DICASS và AN/SSQ-101B ADAR có điều khiển hoặc không có điều khiển, được trang bị thiết bị dò âm độ nhạy cao và có khả năng hoạt động trong cả chế độ chủ động và thụ động.

 

Tàu ngầm Kilo - Xứng tầm "hố đen" trên đại dương

Tuy nhiên, Kilo-636 Varshavyanka được đánh giá là chiếc tàu ngầm thông thường tốt nhất thế giới nhờ sở hữu tiếng ồn thấp kỷ lục. Chính vì thế nên người ta gọi nó là "hố đen".

Trong chế độ "đánh lén", có nghĩa là nó di chuyển với tốc độ chậm nhất, các sóng âm phát ra từ Kilo Varshavyanka không vượt quá mức âm lượng đo là 30-35dB.

Vì thế, những thiết bị thu âm hiện đại được tích hợp vào các phao thuỷ âm hoặc được sử dụng trong những hệ thống thuỷ âm của các tàu ngầm chỉ có khả năng "nghe thấy" Kilo của Nga ở khoảng cách không quá 6-7km.

Thế nhưng, điều này chỉ có thể thực hiện khi tìm kiếm các tàu ngầm trong điều kiện vô cùng tối ưu.

 

Có nghĩa là khi không có bất cứ tàu thuyền nào ở khoảng cách lên tới vài chục và thậm chí vài trăm km "khuấy động mặt nước", và tạo nên những trường âm thanh mạnh. Nhưng ở trong khu vực Địa Trung Hải, lưu lượng tàu thuyền khá tấp nập.

Có cả những tình tiết khác, mà khiến cho việc tìm kiếm Kilo "Varshavyanka" bằng các phương tiện chống hạm hiện đại trở nên khó khăn. Lấy ví dụ, các tàu ngầm có thể ẩn náu trước những sóng định vị nhờ vào địa hình đáy biển phức tạp, khiến cho trạm định vị radar gặp khó khăn trong quá trình sục sạo, phát hiện.

Topwar.ru, khi kết thúc bài viết của mình, đã đưa ra những khuyến cáo đối với lực lượng không quân chống hạm Mỹ để phát hiện tàu ngầm Kilo "hố đen" rằng:

"Đặc thù của việc phát hiện chiếc tàu ngầm tiếng ồn siêu thấp đơn lẻ Kilo Varshavyanka bằng lực lượng không quân chống hạm của Hải quân NATO cần phải có sự giám sát chi tiết và liên tục từng km2 của cả một vùng biển, với sự phối hợp của số lượng lớn các phao thuỷ âm phát sóng vô tuyến điện, cũng như những cảm biến thay đổi từ trường được đặt trên không chỉ một chiếc máy bay tuần tra săn ngầm P-8A".

3 máy bay săn ngầm Mỹ cùng truy đuổi tàu ngầm Kilo: Hố đen trốn thoát ly kỳ, ngoạn mục - Ảnh 4.

Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A của Mỹ.

 

Mỹ sở hữu số lượng rất lớn máy bay tuần thám săn ngầm P-8 Poseidon, và họ vẫn sẽ sản xuất thêm 22 chiếc. Nhưng, như thế vẫn chưa đủ để thực hiện việc giám sát thường xuyên từng km2 nhiều vùng biển mục tiêu mà Mỹ cần giám sát. Và cả các phao thuỷ âm cũng không đủ để rải chúng với khoảng cách trung bình 5-6km/chiếc.

Chiếc máy bay tuần thám săn ngầm P-8 Poseidon của Mỹ được chế tạo trên cơ sở Boeing-787-800 khá ổn, tầm bay tối đa chỉ đạt 3.700km, trong chế độ tuần tra nó có thể hạ độ cao xuống tới mức chỉ còn 60m cách đỉnh sóng.

Và về khả năng trang bị những thiết bị chuyên dụng để có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát trên không và phát hiện các tàu ngầm. Nó có thể mang cả những vũ khí tiêu diệt tàu ngầm - ngư lôi và bom ngầm, cũng như các tên lửa hành trình chống hạm "Harpoon".

Tuy nhiên cả tàu ngầm Kilo Varshavyanka cũng khá ổn. Hệ thống thuỷ âm của nó giúp phát hiện được các tàu ngầm NATO ở khoảng cách xa gấp 3-4 lần khoảng cách nó có thể bị phát hiện.

Biến thể mới nhất của chiếc tàu ngầm này được trang bị các thiết bị hiện đại nhất: Cả hệ thống thuỷ âm, cả hệ thống định vị quán tính, cả hệ thống thông tin-điều khiển tự động hoá, cả hệ thống điều khiển vũ khí.

 

Chiếc tàu ngầm này được vũ trang một trong những tên lửa hành trình Kalibr đã hoàn thiện và uy lực nhất, mà có thể sử dụng để tấn công các mục tiêu ngầm, trên mặt nước và trên bờ biển.

Chiếc tàu ngầm Kilo hoàn toàn mới, chính vì thế nó được trang bị những máy móc hiện đại nhất. Nó bắt đầu được bàn giao cho Hạm đội Hắc Hải vào năm 2010. Mới đây, các tàu ngầm Varshavyanka đã bắt đầu được sản xuất phục vụ cho Hạm đội Thái Bình Dương.

"Varshavyanka" không ít lần chứng tỏ được khả năng chiến đấu của mình. Hồi tháng 12/2015, chiếc B-237 "Rostov-na-Don" đã triển khai cuộc tấn công bằng các tên lửa hành trình Kalibr từ vùng phía đông Địa Trung Hải nhằm vào những phần tử khủng bố tại Syria.

Đây là trường hợp đầu tiên trong lịch sử hạm đội tàu ngầm Hải quân Nga thực hiện tấn công bằng tên lửa hành trình thực sự nhằm vào kẻ địch.

Bên cạnh đó, đã có cả trường hợp giả định thực hành chiến đấu khi nhiệm vụ của Varshavyanka là nhấn chìm chiếc tàu ngầm nguyên tử "Los-Angeles" của Mỹ. Đương nhiên là giả định, nhưng kết quả là "tốt".

 

Chiếc tàu ngầm Kilo của Nga được Ấn Độ mua và được đặt tên là Sindhudhvaj, hồi năm 2015 đã tham dự cuộc tập trận "Malabar" cùng với các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm của Mỹ và Nhật Bản.

"Sindhudhvaj" và "Los-Angeles" đã được giao nhiệm vụ phát hiện ra nhau trên vịnh Bengal. Chiếc tàu ngầm của Mỹ đã không hoàn thành nhiệm vụ.

Trong khi đó, tàu ngầm Kilo xuất xứ Nga của Ấn Độ "Sindhudhvaj", khi phát hiện được "Los-Angeles" và âm thầm tiến đến vị trí tấn công, đã khai hỏa tiêu diệt gọn tàu ngầm Mỹ bằng những quả ngư lôi 533mm.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm