Quốc tế

5 khách hàng tiềm năng tiếp theo mua chiến đấu cơ Su-57

Phân tích khách hàng tiềm năng hàng đầu mua máy bay chiến đấu cơ Su-57 của Nga, một bài báo được xuất bản trước đây đã nhận định Ấn Độ, Algeria, Trung Quốc, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ là những quốc gia có nhiều khả năng mua nhất. Dưới đây là 5 khách hàng tiềm năng tiếp theo của Su-57.

Chiến đấu cơ tàng hình F-35 có thể là một cấu phần của Bộ ba Hạt nhân Mỹ / Hậu duệ của chiến đấu cơ tàng hình F-22 lộ diện

Khi Su-57 đã được hoàn thiện, ngày càng nhiều quốc gia tỏ ra quan tâm đến việc sở hữu nó, trong đó Algeria được một số nguồn tin cho biết, đã đặt hàng phi đội đầu tiên để thay thế máy đánh chặn MiG-25 Foxbat thời Chiến tranh Lạnh. Nhiều quốc gia dự kiến ​​sẽ làm theo khi máy bay chiến đấu tích hợp một thế hệ động cơ mới và được đưa vào trang bị với số lượng lớn hơn trong lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga. Căn cứ vào thực lực hiện tại, ngân sách, quan hệ đối ngoại và sự phù hợp của Su-57 với cơ cấu lực lượng hiện có của mình, 5 khách hàng tiềm năng tiếp theo của Su-57 hoặc các biến thể tương lai của nó được cho như dưới đây.

Kazakhstan

Kazakhstan là khách hàng hàng đầu trong Tổ chức An ninh Tập thể của các quốc gia hậu Xô viết đối với các loại vũ khí mới của Nga, đáng chú ý nhất là việc đặt hàng một trong những loại máy bay chiến đấu mới có năng lực nhất của Nga là Su-30SM để thay thế các mẫu máy bay cũ thời Liên Xô trong lực lượng không quân của mình. Nước này được phép mua các máy bay chiến đấu của Nga với cùng mức giá mà Bộ Quốc phòng Nga đưa ra, khiến các thương vụ mua mới rẻ hơn đáng kể so với các khách hàng khác.

Chiến đấu cơ Su-57 đã được hoàn thiện; Nguồn: southfront.org
Chiến đấu cơ Su-57 đã được hoàn thiện; Nguồn: southfront.org

Cùng với Su-30SM, Kazakhstan sở hữu 2 loại máy bay chiến đấu hạng nặng từ Liên Xô là Su-27 và MiG-31 Foxhound. Ít nhất một trong hai loại này, và có thể là cả hai, có khả năng được thay thế bằng Su-57 hoặc một phiên bản tương lai với cùng một thiết kế khung máy bay. Mặc dù Kazakhstan hiện tại không có lo ngại về an toàn không phận của mình, nhưng tuổi thọ của các khung máy bay Su-27 dự kiến ​​sẽ đạt ngưỡng trong vòng một thập kỷ hoặc lâu hơn với tốc độ sử dụng hiện tại - Su-57 và Su-30SM2 là những lựa chọn thay thế hàng đầu.

Ethiopia

Ethiopia là một trong những nhà khai thác nước ngoài đầu tiên của Su-27 và đã mua ước tính 18 khung máy bay vào cuối những năm 1990 với những đợt giao hàng đầu tiên được thực hiện trong cuộc chiến với Eritrea. Căng thẳng với Ai Cập và Sudan khiến khả năng tác chiến trên không của Ethiopia tiếp tục được coi trọng và với việc Su-27 dự kiến ​​sẽ bị loại khỏi biên chế muộn nhất là vào giữa những năm 2030, Su-57 vẫn là sự lựa chọn tối ưu để thay thế.

Su-57 sẽ đảm bảo lợi thế về chất lượng so với các máy bay chiến đấu tiềm năng của đối thủ như Su-35 của Ai Cập và MiG-29SE của Sudan, cho phép Ethiopia tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ của cả hai quốc gia này nhờ sức bền đáng kể của Su-57. Tăng trưởng kinh tế liên tục và nhanh chóng dự kiến ​​sẽ được duy trì và sẽ khiến việc mua Su-57 ngày càng khả thi trong thập kỷ tới mặc dù Ethiopia chỉ phân bổ một phần ngân sách nhà nước tương đối khiêm tốn cho việc mua sắm vũ khí mới.

Ai Cập

 

Sau khi chính phủ thân phương Tây bị lật đổ năm 2013, Ai Cập nổi lên như một khách hàng hàng đầu mua các loại vũ khí của Nga, từ xe tăng chiến đấu T-90 đến trực thăng tấn công trên tàu sân bay Ka-52. Quốc gia Bắc Phi này đã đầu tư đặc biệt mạnh vào các hệ thống tác chiến trên không của Nga, bao gồm các máy bay MiG-29M và Su-35 cùng một loạt hệ thống phòng không bao gồm S-300V4. Trong khi người ta suy đoán nước này có thể đặt hàng tiếp theo các máy bay Su-35 khác và các máy bay phản lực MiG-35 nhẹ hơn, cũng có thể là khi Su-57 hoàn thiện, họ sẽ tìm cách mua nó thay vì Su-35.

Nhiều quốc gia bày tỏ quan tâm muốn sở hữu Su-57; Nguồn: wikipedia.org
Nhiều quốc gia bày tỏ quan tâm muốn sở hữu Su-57; Nguồn: wikipedia.org

Điều này sẽ mang lại lợi thế quyết định hơn so với các máy bay đối thủ như F-15EX mà Israel dự kiến ​​sẽ đặt hàng, và có thể là một khoản đầu tư hiệu quả hơn về chi phí so với việc mua các máy bay phản lực cũ. Xu hướng mua vũ khí hiện tại của Ai Cập và sự tái định hướng của Không quân Ai Cập hướng tới khả năng đối đầu với các đối thủ ngang hàng khiến việc mua máy bay chiến đấu Su-57, hoặc một trong những biến thể trong tương lai là rất hợp lý. Ai Cập được biết là đã mua máy bay chiến đấu với số lượng nhỏ trong quá khứ bất chấp gánh nặng hậu cần gây ra bởi một đội máy bay quá đa dạng, có nghĩa là họ có thể sẵn sàng từ bỏ Su-35 sau khi chỉ mua một phi đội duy nhất, để chuyển sang Su-57.

Myanmar

Trong bối cảnh quan hệ quốc phòng đang phát triển nhanh chóng giữa Nga và Myanmar, Đại sứ của quốc gia Đông Nam Á này tại Nga cho biết vào năm 2019 rằng, Myanmar quan tâm đến máy bay chiến đấu Su-57. Các biến thể cũ hơn của máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hạng trung MiG-29 của Nga hiện đang có trong các phi đội của Không quân Myanmar, nhưng chương trình hiện đại hóa của lực lượng này đã chứng kiến ​​những khoản đầu tư chưa từng có trong việc mua máy bay chiến đấu hạng nặng với đơn đặt hàng 6 chiếc Su-30SM Flanker năm 2018 và 6-12 chiếc khác được lên kế hoạch.

Với việc Su-57 chỉ có cấu hình một động cơ, Su-30SM hai chỗ ngồi có thể chứng minh sự bổ sung hiệu quả cho việc mua máy bay phản lực và giúp Không quân Myanmar làm quen với việc vận hành các thiết kế máy bay chiến đấu cao cấp thời hậu Chiến tranh Lạnh. Myanmar cũng đã đặt hàng chục máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi Yak-130, được phát triển đặc biệt để đào tạo phi công vận hành các máy bay chiến đấu cao cấp của Nga và sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện tích hợp Su-57 vào đội bay của nước này.

 

Với việc Myanmar đang đối mặt với mối quan hệ không mấy tốt đẹp với phương Tây và thường xuyên căng thẳng với nước láng giềng Bangladesh, nước này có thể trở thành khách hàng của những phi đội Su-57 giá trị trong thập kỷ tới - đây có thể là một khoản đầu tư hiệu quả hơn về chi phí so với việc mua các máy bay nhỏ hơn và cấp thấp hơn.

Malaysia

Không quân Malaysia hiện đang vận hành hai loại máy bay chiến đấu của Nga, bao gồm MiG-29 hạng trung và Su-30MKM nặng hơn và hiện đại hơn. Với việc nước láng giềng Singapore đang chuyển sang mua máy bay tàng hình F-35 tiên tiến hơn với số lượng đáng kể từ Mỹ, Malaysia dự kiến ​​sẽ hiện đại hóa phi đội của mình với các loại máy bay chiến đấu vượt trội của Nga. Tháng 12/2019, Thủ tướng Malaysia Mahathir đã trình bày chi tiết về kế hoạch hiện đại hóa lực lượng không quân của nước này, tuyên bố họ đang tích cực xem xét thay thế các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư MiG-29 và Su-30MKM “thế hệ 4+” bằng các máy bay thế hệ tiếp theo, với khả năng Nga có thể mua lại các máy bay cũ từ Malaysia để giúp trang trải chi phí mua máy bay mới hơn.

Việc sở hữu Su-57 phụ thuộc vào thực lực, ngân sách, quan hệ đối ngoại và sự phù hợp với cơ cấu lực lượng hiện có của đối tác; Nguồn: wikipedia.org
Việc sở hữu Su-57 phụ thuộc vào thực lực, ngân sách, quan hệ đối ngoại và sự phù hợp với cơ cấu lực lượng hiện có của đối tác; Nguồn: wikipedia.org

Một phi đội Su-57 duy nhất để thay thế các máy bay Su-30, và có thể nhiều hơn nữa tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhận thức quốc gia về các mối đe dọa đối với an ninh của mình, sẽ là một thay đổi cuộc chơi lớn đối với cán cân quyền lực trên không trong khu vực. Các máy bay chiến đấu có nhiều lợi thế rất đáng kể so với F-35, có thể bù đắp cho những nhược điểm có thể xảy ra về số lượng của chúng, mặc dù vẫn còn các dấu hỏi liên quan đến khả năng của Malaysia có phù hợp với chất lượng đào tạo phi công của Singapore hay mạng lưới máy bay hỗ trợ của nước này.

Iran

 

Không quân Iran là một khách hàng tiềm năng khác của Su-57, mặc dù không giống như các quốc gia nói trên, Iran không có bất kỳ máy bay chiến đấu nào của Nga thời hậu Xô viết, cũng như không triển khai bất kỳ máy bay chiến đấu hạng nặng nào của Nga thời Liên Xô mà Su-57 có thể thay thế. Nước này đã tập trung đầu tư vào các hệ thống tác chiến trên không để chống lại nhiều loại máy bay không người lái, bao gồm cả các mẫu máy bay tàng hình tiên tiến đã được chứng tỏ trong chiến đấu, cũng như các hệ thống phòng không di động trên mặt đất, như Khordad 15.

Đối với phi đội máy bay chiến đấu, các nỗ lực hiện đại hóa đã bị hạn chế trong việc chế tạo máy bay chiến đấu Kowsar hạng nhẹ bản địa với số lượng nhỏ, đồng thời cải tạo và nâng cấp phi đội máy bay chiến đấu Mỹ từ những năm 1960 và đầu những năm 1970, cụ thể là máy bay phản lực F-5E và F-4D/E thế hệ thứ ba và những chiếc F-14 thế hệ thứ tư. Các quan chức Iran trước đây đã bày tỏ quan tâm đến việc mua Su-30SM từ Nga vào giữa những năm 2010 mặc dù các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, nhưng vì nền kinh tế yếu kém, không có hoạt động mua sắm nào được thực hiện.

Trong khi Iran ngày nay dường như có xu hướng tìm đến Trung Quốc để mua máy bay chiến đấu, cụ thể là máy bay phản lực hạng nhẹ “thế hệ 4 ++” J-10C, khi phi đội F-14 của họ đã gần 50 năm tuổi, họ có thể tìm kiếm một loại máy bay chiến đấu hạng nặng mới để thay thế nó. Với nền kinh tế Iran có khả năng sẽ cải thiện trong những năm tới khi các lệnh trừng phạt của Mỹ có khả năng được dỡ bỏ, và với việc Su-57 dự kiến ​​sẽ được sản xuất với số lượng lớn hơn và giá rẻ hơn vào nửa sau của thập kỷ, việc Iran mua chúng để thay thế F-14 không thể bị loại trừ./.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm