Ai Cập mua RAM Block 2 phòng Thổ Nhĩ Kỳ tấn công
CLIP: Vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất thế giới của Nga / Tại sao Mỹ cam kết cung cấp vũ khí sát thương cao cho Ukraine?
Bản hợp đồng có tổng trị giá lên tới 197 triệu USD, bao gồm các thùng chứa, vận chuyển và bảo quản. Cùng với đó là module phóng (không rõ số lượng). Khi được tiếp nhận, số đạn tên lửa đánh chặn này sẽ được trang bị cho chiến hạm tấn công nhanh.
"RAM Block 2 là bức tường lửa cuối cùng, giúp chiến hạm của chúng tôi có thể chặn đứng mọi cuộc tấn công của kẻ thù trên Địa Trung Hải và những vùng biển chứa nhiều nguy cơ", một quan chức Hải quân Ai Cập cho biết.
Tên lửa RAM Block 2 trên chiến hạm Mỹ. |
Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, RAM Block 2 được thiết kế với những thông số rất ấn tượng khi có chiều dài 2,9m, nặng 88kg, đường kính đã tăng thêm 0,15m so với các phiên bản trước.
Tên lửa được trang bị hai động cơ đẩy cực mạnh, giúp nó có thể đạt tới tốc độ siêu thanh và nâng cao tầm bắn của tên lửa lên rất nhiều.
RAM Block 2 được trang bị được trang bị 2 phương thức dẫn đường, kết hợp vô tuyến và hồng ngoại, thiết bị thu RF (Radio frequency) và hệ thống dẫn đường tiên tiến. Ngoài ra, nó còn được tăng cường thêm các thuật toán điều khiển.
Thiết bị cảm biến lắp đặt trên tàu cung cấp thông tin cho hệ thống kiểm soát tác chiến tên lửa. Sau đó hệ thống vũ khí RAM kết nối với hệ thống kiểm soát tác chiến để trao đổi số liệu về vị trí mục tiêu tấn công.
Hệ thống dẫn đường được lắp đặt bên trong tên lửa giúp nó có thể ngắm trúng các mục tiêu vô tuyến điện tử hoặc các mục tiêu phát nhiệt như: Máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu hoặc tên lửa hành trình.
Giới quan sát cho rằng, không phải ngẫu nhiên Ai Cập lại mua gấp tên lửa RAM Block 2 vào lúc này, động thái có liên quan trực tiếp đến những hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ trên Địa Trung Hải.
Được biết, chiến hạm tấn công nhanh được trang bị RAM Block 2 cũng chính là những tàu chiến từng nhiều lần xua đuổi phi đội tàu của Thổ Nhĩ Kỳ trên Địa Trung Hải liên quan đến tình hình tại Libya và tranh chấp lãnh thổ ở Hy Lạp trên biển Địa Trung Hải.
Nói về sức mạnh của quân đội nước này, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah Al-Sisi tuyên bố, quân đội của chúng tôi luôn sẵn sàng cho các nhiệm vụ chiến đấu ở biên giới, thậm chí vượt ra ngoài biên giới, nếu cần thiết.
"Quân đội Ai Cập rất mạnh, một trong những lực lượng đáng gờm nhất ở châu Phi. Đội quân này không đưa ra lời đe dọa, không gây hấn nhưng khi cần thiết sẽ làm mọi cách để ngăn chặn mọi mối đe dọa với quốc gia", ông Sisi nói.
Theo thống kê của Global Fire Power, quân đội Ai Cập xếp thứ 9 trong danh sách cường quốc quân sự toàn cầu. Không quân Ai Cập sở hữu tới 1.054 máy bay quân sự, bao gồm 215 chiến đấu cơ, 59 máy bay vận tải, 388 máy bay huấn luyện và 294 trực thăng.
Ở trên đất liền, Ai Cập có 4.000 xe tăng, 10.000 xe bọc thép, 1.000 pháo tự hành và 2.189 pháo kéo.
Hải quân Ai Cập sở hữu hai tàu sân bay trực thăng, 4 tàu ngầm, 9 khinh hạm và 50 tàu tuần tra cùng nhiều tàu quân sự khác. Ai Cập là quốc gia châu Phi duy nhất sở hữu tàu sân bay trực thăng mua của Pháp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo