Quốc tế

Báo Mỹ chỉ mục đích của Nga với vũ khí chuẩn NATO

Nga sẽ công bố loạt vũ khí mới tại Triển lãm IDEX 2021, trong đó có khẩu tự động AK-19 với cỡ nòng chuẩn NATO.

Nga thử tên lửa bí ẩn tầm bắn ít nhất 750 km / Mỹ bắt đầu đe dọa không quân Nga ở Syria bằng hệ thống phòng không Stingers?

Theo giới thiệu của Tập đoàn Kalashnikov, súng mới được tạo ra trên cơ sở AK-12 cỡ nòng 5,56mm chuẩn NATO. Các điểm đáng chú ý chính là bệ đỡ kính ngắm nhẹ hơn với công thái học được cải tiến, ống ngắm mới, và ống triệt tiêu lửa đầu nòng với khả năng nhanh chóng lắp bộ giảm thanh.

Bao My chimucdichcua Nga voi vu khi chuan NATO
Khẩu AK-19 của Nga.

"Súng AK-19 sử dụng hộp đạn 5,56mm, được NATO thông qua và được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Vì vậy, súng trường tấn công mới nhất của chúng tôi hoàn toàn tập trung vào thị trường bên ngoài, kể cả các quốc gia đang là thành viên của NATO", Kalashnikov cho biết.

Cũng tại IDEX 2021, Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport, Nga cũng tuyên bố sẽ giới thiệu Tor-E2 – phiên bản xuất khẩu và được sản xuất theo chuẩn NATO.

Tor-E2 được miêu tả là có thể tích hợp vào bất cứ hệ thống phòng không nào trên thế giới, đặc biệt chúng được sản xuất để tích hợp vào hệ thống phòng không dựa trên tiêu chuẩn của NATO. Việc tích hợp này được thực hiện sau khi thực hiện một số thao tác nhpr với phần mềm.

Tổ hợp Tor-E2 được phát triển và sản xuất bởi Tập đoàn hàng không vũ trụ Almaz-Antey, không những giữ lại được những đặc tính ưu việt nhất của các hệ thống tên lửa dòng Tor trước đây mà còn trở thành loại vũ khí đáng gờm hơn, có khả năng bảo vệ trước những phương tiện tấn công hiện đại nhất.

Theo chuyên gia Kyle Mizokami của tờ Popular Mechanics, việc Nga sản xuất vũ khí theo chuẩn NATO mang toan tính khá rõ ràng của Moscow bởi thực tế ngày càng nhiều các thành viên trong khối quân sự này công khai muốn mua vũ khí Nga bất chấp sự ngăn cấm của Mỹ.

 

Căn cứ vào tài liệu có được vị chuyên gia này cho biết, trong những khách hàng muốn mua vũ khí Nga có cả Anh, Hy Lạp, Síp... và đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ và một số đồng minh châu Âu. Nhưng nguồn tin này không nói rõ những quốc gia này muốn mua vũ khí nào từ Nga ngoại trừ trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400.

Báo Mỹ cho biết thêm, việc vũ khí Nga rộng cửa tiếp cận thị trường thành viên của NATO và đồng minh của Mỹ được cho là xuất phát từ điểm yếu của vũ khí do Mỹ sản xuất.

Hiện nay, các công ty quân sự Nga bị Mỹ và một số nước châu Âu áp đặt trừng phạt kinh tế. Tuy nhiên, những biện pháp này không thể hạn chế xuất khẩu quân sự của Nga.

Trước đó, một chiến dịch truyền thông tương tự được Mỹ khởi xướng trong một nỗ lực làm suy yếu thỏa thuận S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Cánh truyền thông thân phương tây tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ không thể hợp nhất hệ thống của Nga vào hệ thống phòng không của NATO và thậm chí còn đe doạ sẽ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Ankara.

 

Mặc dù vậy, các nhà chức trách Ankara và Moscow đã chứng minh quyết tâm bằng việc đẩy nhanh quá trình giao hàng. Trung đoàn S-400 đầu tiên đã được chuyển tới Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 10/2019 và đã được nước này sử dụng trong một số cuộc diễn tập.

Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng áp lực đối với Nga, đặc biệt là ảnh hưởng quân sự ngày càng tăng của Nga tại Trung Đông, đánh dấu sự cân bằng quyền lực đang chuyển đổi trên toàn thế giới.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm