Quốc tế

Ấn Độ có thể thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới

Trong năm ngoái, Ấn Độ đã vượt qua Anh để trở thành nền kinh tế số 5 toàn cầu, và các dự báo trước đó cho rằng nước này có thể vươn lên vị trí thứ 3 vào năm 2030.

Trung Quốc cấm công cụ ChatGPT / CLP: 'Soi' sức mạnh tàu ngầm hạt nhân chiến lược Vanguard của Hải quân Anh

Ảnh minh họa
Giám đốc quản lý, điều hành Cục xúc tiến và tạo thuận lợi đầu tư quốc gia Ấn Độ, ông Deepak Bagla, dự báo Ấn Độ đang sẵn sàng vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới.
Từ năm 2015 đến nay, Ấn Độ đã dẫn trước Brazil, Anh, Nga, Italy và Pháp về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới tính theo GDP.
Phát biểu tại một sự kiện, ông Bagla cho biết GDP của Ấn Độ hiện ước đạt 3.500 tỷ USD. Ấn Độ đã mất 67 năm để đạt được nghìn tỷ đầu tiên và 8 năm để đạt được nghìn tỷ thứ hai và thêm nghìn tỷ thứ ba chỉ trong 5 năm qua. 2/3 GDP của Ấn Độ được thúc đẩy bởi nhu cầu trong nước và hiện cầu đang vượt quá cung.
Theo ông Bagla, Ấn Độ đang trải qua quá trình chuyển đổi chưa từng có trong lịch sử ở quy mô và tốc độ thử nghiệm trong tất cả các lĩnh vực xã hội, kinh tế và chính trị trong khi vẫn là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trước cũng như sau đại dịch COVID-19.
Ông Bagla dẫn chứng Ấn Độ đã nhận được tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 950 tỷ USD kể từ năm 1947, trong đó 532 tỷ USD đạt được trong 90 tháng qua từ 162 quốc gia, một kỷ lục toàn cầu. Trong 8 năm liên tiếp gần đây, Ấn Độ đã lập kỷ lục mới về FDI mỗi năm. Lượng vốn FDI nhận được bao quát 61 lĩnh vực ở 31 bang và vùng lãnh thổ liên bang, đây lại là một kỷ lục toàn cầu, cho thấy sự tăng trưởng mới của Ấn Độ là toàn diện.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm