Ảnh hiếm về các loại vũ khí và công nghệ sử dụng trong Thế chiến I
Vũ khí Nga “gào thét kinh hoàng” trả đũa NATO ở biển Đen / Trực thăng diệt tăng Apache cách biên giới Nga 100km
Thế chiến thứ nhất là một trong những sự kiện định hình thế kỷ 20. Về mặt lịch sử công nghệ, cuộc chiến này đã đánh dấu sự ra đời của nhiều loại vũ khí mới. Trong ảnh là quân đội Mỹ đang sử dụng một thiết bị định vị âm thanh để xác định các âm thanh từ xa. Trong suốt Thế chiến thứ nhất, các thiết bị này được sử dụng phổ biến cho tới khi chúng bị thay thế bởi hệ thống radar vào những năm 1940.
Một tàu bọc thép của Áo ở Galicia năm 1915. Sự ra đời của tàu bọc thép xuất phát từ thời Nội chiến Mỹ khi ý tưởng này được thực hiện nhằm bảo vệ các loại vũ khí và các quan chức quân đội khi đi qua những vùng nguy hiểm.
Có thể nói tiến bộ công nghệ quan trọng nhất trong Thế chiến I là sự cải tiến súng máy - vũ khí được phát minh bởi một người Mỹ tên là Hiram Maxim. Hình ảnh được chụp vào mùa xuân năm 1918 ghi lại cảnh bên trong một con tàu bọc thép với ít nhất 9 súng máy hạng nặng cùng với nhiều hộp đựng đạn dược khác.
Một đội tuyên truyền của Đức ở mặt trận phía Tây đang sử dụng chiếc máy phát điện bằng xe đạp để vận hành một trạm phát thanh vào tháng 9/1917.
Ngay từ khi Thế chiến thứ nhất nổ ra, các bên liên quan đều hiểu rõ công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định kết quả cuối cùng của cuộc chiến, như nhận định của Đô đốc Anh Jacky Fisher năm 1915 rằng đây là cuộc chiến tranh mà chiến thắng sẽ được quyết định bằng các phát minh. Ảnh: Hai chiếc xe tăng của quân đồng minh ở Bapaume, Pháp năm 1917.
Một người lính trên chiếc xe máy Harley-Davidson của Mỹ năm 1918.
Những chiếc xe tăng tầm trung Mark A Whippet của Anh di chuyển ở Achiet-le-Petit, Pháp ngày 22/8/1918. Những chiếc xe tăng này có khả năng chạy nhanh hơn và nhẹ hơn những chiếc xe tăng hạng nặng từng được Anh phát triển trước đó.
Một đài quan sát của Anh được ngụy trang giống như một cái cây.
Một chiếc xe thử nghiệm của Hội Chữ Thập Đỏ nhằm bảo vệ những người bị thương khi chở họ qua những con hào trong Thế chiến thứ nhất năm 1915. Tuy nhiên, thiết kế bánh xe và gầm thấp của chiếc xe này khiến nó không phù hợp để sử dụng trong điều kiện tình hình chiến trường hỗn loạn hoặc đường xá bùn đất.
Những người lính Mỹ trong một con hào đang đeo mặt nạ phòng độc. Cuộc chiến đầu tiên sử dụng chất hóa học trong Thế chiến thứ nhất đánh dấu bằng sự kiện Đức dùng khí độc tấn công bất ngờ vào Flanders, Bỉ năm 1915.
Một chiếc máy đào hào không còn sử dụng nữa của quân đội Đức ngày 8/1/1918. Phần lớn những con hào dài hàng nghìn km được đào bằng sức người nhưng cũng có một số trường hợp cần tới sự hỗ trợ của máy móc.
Một người lính Đức đang nghe điện thoại trong khi 2 người lính khác đang khiêng cuộn dây kết nối của thiết bị này.
Chiếc xe tăng A7V của Đức được sử dụng trong chiến tranh.
Những con ngựa giả được sử dụng làm phương tiện ngụy trang cho các tay súng bắn tỉa ở những khu vực địa hình trống trải.
Cuộc đụng độ giữa xe tăng và một chiếc súng phun lửa tại một ngôi làng năm 1918.
Những chiếc xe tăng nằm rải rác trên chiến trường tại Clapham Junction, Ypres, Bỉ năm 1918.
Quân đội Mỹ trên những chiếc xe tăng Renault FT-17 do Pháp sản xuất tiến về tiền tuyến qua khu rừng Argonne của Pháp ngày 26/9/1918.
Chiếc xe tăng Mark I của Anh trong Thế chiến thứ nhất.
Các quan chức của Đức chụp ảnh cùng một chiếc xe bọc thép ở Ukraine vào mùa xuân năm 1918.
Những chiếc súng phun lửa được sử dụng ở mặt trận phía Tây trong Thế chiến thứ nhất.
Những thợ ảnh người Mỹ và người Pháp tại Pháp năm 1917.
Những con hào được bảo vệ bằng dây thép gai trong Thế chiến thứ nhất.
Cuộc tấn công bằng khí độc trên mặt trận Flanders tháng 9/1917.
End of content
Không có tin nào tiếp theo