Anh lo F-35 bị EW áp chế trên Địa Trung Hải
Anh thông báo điều hạm đội tới biên giới phía Bắc Nga / Anh đã tăng số lượng đầu đạn hạt nhân trong biên chế
Nguy cơ với F-35
Tuyên bố được RAF đưa ra hôm 19/3 cho biết, tất cả những hoạt động của RAF tại Síp và nhiều khu vực ở Địa Trung Hải nhiều lần đã bị ngắt tín hiệu vệ tinh GPS làm ảnh hưởng đến hoạt động và đe dọa đến an toàn bay.
Tiêm kích F-35 của Anh. |
"Mọi việc đã rõ ràng, đó là hoạt động áp chế của lực lượng EW Nga với công suất cực lớn. Những hệ thống này có thể không được triển khai tại Syria mà ở khu vực khác nhưng vẫn tấn công áp chế về phía chúng tôi.
Đây là một phần của cuộc đối đầu âm thầm phi tiếp xúc giữa Nga với chúng tôi trong khu vực mà Moscow là bên đang có lợi thế", tuyên bố của RAF hôm 19/3 cho biết.
Cũng theo RAF, nếu hoạt động này vẫn tiếp tục sẽ gây mất an toàn cho phi đội tiêm kích tàng hình F-35 sẽ được Anh triển khai đến căn cứ không quân Akrotiri trên đảo Síp trong thời gian tới. Hiện Nga chưa có tuyên bố chính thức nào về cáo buộc của Anh.
Theo giới chuyên gia, cáo buộc trên có thể là sự thật nhưng cũng không loại trừ đây là một phần của chiến dịch truyền thông của phương Tây đang diễn ra chống lại Nga với cáo buộc can thiệp vào bầu cử Mỹ hoặc kích động leo thang quân sự ở miền Đông Ukraine.
Lộ hệ thống EW tầm xa
Dù RAF không chỉ đích danh hệ thống EW nào đã áp chế hoạt động của họ nhưng chỉ với khả năng hoạt động tầm xa như Không quân Anh tuyên bố, nhiều khả năng đây chính là hệ thống Murmansk-BN. Những hệ thống này được Nga tuyên bố triển khai trong khu vực phụ trách của các Hạm đội Baltic, Phương Bắc, Biển Đen và Thái Bình Dương.
Murmansk-BN được lắp đặt ở Crimea sẽ kiểm soát tất cả các tàu NATO ở Địa Trung Hải. Từ Kaliningrad, Murmansk-BN có thể kiểm soát không chỉ toàn bộ châu Âu, mà còn cả Bắc và Đông Bắc Đại Tây Dương. Nó có thể phá vỡ sự kết nối của các tàu chiến, máy bay và các đơn vị quân sự mặt đất ở Đông Âu, Trung Âu và khu vực Baltic.
Ở khoảng cách vài nghìn km, tổ hợp không chỉ có thể phá hủy khả năng liên lạc và dẫn đường của con tàu mà còn vô hiệu hóa tất cả các thiết bị điện tử của vũ khí trên tàu. Quá trình này mất vài phút, sau đó con tàu trở thành một đống sắt nổi vô dụng và làm mục tiêu dễ dàng cho vũ khí chống hạm.
Hệ thống Murmansk-BN lần đầu tiên được đưa vào hoạt động ở Crimea vào năm 2014, đã được thử nghiệm vào mùa xuân năm 2019 cùng với Krasukha-2 và Krasukha-4. Cùng với tổ hợp ở Kamchatka, một lá chắn đang được tạo ra bao phủ toàn bộ Bắc Cực của Nga. Kể từ năm 2018, đông bắc Na Uy và Lapland của Phần Lan được cho là đã lo ngại về các thiết bị gây nhiễu.
Theo các chuyên gia NATO, việc gây nhiễu tầm xa diễn ra trong cuộc tập trận Trident Juncture của NATO ở Na Uy năm 2018 chính là Murmansk-BN. Vào thời điểm đó, có thông tin cho biết, việc can thiệp đã đe dọa sự an toàn của các dịch vụ dân sự như các đơn vị tìm kiếm và cứu nạn, xe cứu thương trong khu vực Kirkenes, và máy bay chở khách tại các sân bay Na Uy.
Việc tăng cường tập hợp lực lượng ở Crimea, trang bị vũ khí tên lửa hiện đại, các phương tiện liên lạc, phát hiện và dẫn đường mới trong tương lai có thể dẫn đến thực tế là bất kỳ sự hiện diện quân sự nào của Mỹ và NATO đều có thể bị vô hiệu hóa trong vài phút.
Murmansk-BN sẽ không chỉ giúp bao phủ bán đảo khỏi tình báo kỹ thuật vô tuyến của Mỹ và NATO, mà còn cho phép, nếu cần thiết, phản công "trên mọi mặt trận" - trong toàn bộ băng tần HF vì lợi ích của các tổ hợp vũ khí tấn công.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này