Anh không có lựa chọn nào khác ngoài F-35B
Điểm yếu lớn của tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc / Vì sao tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ cần được trang bị hệ thống pháo nòng xoay GAU-22/A?
Theo Tướng Richard Dannatt cựu Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Vương quốc Anh, chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F-35B do Mỹ sản xuất đang "huỷ hoại" Hải quân và Bộ Quốc phòng nước này.
Tướng Dannatt cho biết, để sở hữu một chiếc F-35B, Anh phải bỏ ra số tiền lên tới 80 triệu bảng Anh. Trong khi đó, mỗi giờ vận hành F-35B tiêu tốn của ngân sách tới 90 nghìn bảng Anh.
Tàu sân bay Anh huấn luyện với tiêm kích F-35B. |
"Chi phí của chiến đấu cơ cao đến mức chính Không lực Mỹ cũng đang bắt đầu tìm kiếm loại máy bay chiến đấu có giá thành rẻ hơn", nhà quân sự Anh.
Với kiểu chi tiêu như vậy sẽ "bẻ queo ngân sách quốc phòng trong nhiều thập kỷ", khiến cho Lục quân và một số lực lượng khác của Vương quốc Anh sa vào thế thua thiệt.
Gới chuyên gia cho rằng dù đánh giá về F-35B thế nào nhưng người Anh vẫn không thể đưa ra lựa chọn nào khác tối ưu hơn và buộc phải dùng dòng tiêm kích này nếu không muôn hạm đội tàu sân bay nước này thành vô dụng.
Bởi tất cả những chiếc hàng không mẫu hạm lớp Queen Elizabeth của Anh đều được thiết kế để vận hành máy bay cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) với sự hỗ trợ của cầu nhảy.
Ban đầu, các tàu dự kiến được trang bị hệ thống phóng và cáp hãm đà cho máy bay như lớp Nimitz và Gerald R. Ford, nhưng chi phí quá cao buộc Anh lựa chọn giải pháp STOVL và sử dụng tiêm kích F-35B.
Như vậy, tàu sân bay lớp Queen Elizabeth hoàn toàn không có máy phóng và cáp hãm đà như những tàu sân bay khác. Với thiết kế này, nếu không có F-35B, những chiếc tàu sân bay của Anh chẳng khác nào tàu đổ bộ trang bị trực thăng.
Với thiết kế đặc biệt không có máy phóng và cáp hãm đà, chỉ F-35B và trực thăng mới có thể hoạt động trêntàu lớp Queen Elizabeth. |
Và trong trường hợp chấp nhận vận hành F-35B thì dòng máy này cũng không mang lại sức mạnh cho hạm đội Anh như kỳ vọng do khoang vũ khí bên trong của F-35B quá nhỏ để có thể mang đủ số lượng bom SDB II như kế hoạch ban đầu.
Ban đầu, F-35B được trang bị 8 quả bom SDB II bên trong khoang vũ khí nhưng F-35B có khoang vũ khí bên trong nhỏ hơn nhiều so với F-35A và F-35C do có thiết kế của dòng STOVL nên phiên bản này chỉ có thể mang 4 quả.
Bom SDB II có tên đầy đủ là GBU-53/B SDB II là sản phẩm của Công ty Raytheon. Việc tích hợp bom SDB II với máy bay F-35 có ý nghĩa rất quan trọng, bởi chúng giúp máy bay này có khả năng tác chiến chưa từng thấy trên bất kỳ dòng máy bay nào.
Chi phí vận hành "cắt cổ" cùng hiệu quả tác chiến không cao chính là nguyên nhân khiến Anh tuyên bố sẽ cắt giảm 68 chiếc F-35 trong gói mua sắm mới của mình và giành ngân sách cho việc phát triển tiêm kích tàng hình trong nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này