Australia mua tàu ngầm đã qua sử dụng của Nhật để cải thiện ngay năng lực phòng thủ
Hoa Kỳ tiếp tục thất bại lần thứ ba trong cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh / Vũ khí laser Mỹ là phương tiện 'đặc trị' tên lửa Zircon Nga?
Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Australia sẽ không sẵn sàng cho đến khoảng năm 2040 nếu được đóng ở Adelaide. Nếu nhập khẩu tàu hạt nhân, cũng đến năm 2030 hoặc thậm chí là năm 2031 Canberra mới có được. Từ nay đến đó, lực lượng tàu ngầm Australia vẫn ở mức hiện tại, vốn đang ngày càng trở nên lỗi thời. Australia sẽ gặp thách thức trong việc huấn luyện các thủy thủ đoàn cho các tàu ngầm hạt nhân trong tương lai. Càng có nhiều tàu ngầm đang hoạt động, kể cả tàu sử dụng động cơ diesel, việc thành lập thủy thủ đoàn cũng dễ dàng hơn.
Một đề xuất có thể giải quyết vấn đề huấn luyện là mua các tàu ngầm diesel mới làm chốt chặn, lý tưởng nhất là có được tàu thiết kế dựa trên lớp Collins hiện tại. Giải pháp này có ba nhược điểm nghiêm trọng. Ngay cả các biến thể của Collins có lẽ cũng không thể được bàn giao trước những năm 2030. Việc chế tạo sẽ rất tốn kém và đối với một lô nhỏ, rất không kinh tế. Và Australia cuối cùng sẽ mắc kẹt với các tàu ngầm mới sử dụng loại động cơ như nước này đang có.
Trong khi đó những chiếc tàu ngầm đã qua sử dụng còn 7 năm tuổi thọ của Nhật Bản có thể nhanh chóng được chuyển giao và giá thành lại rẻ. Lực lượng Hải quân Phòng vệ Nhật Bản nhận mới một tàu ngầm mỗi năm và tàu có thể phục vụ trong 30 năm. Hạm đội Nhật Bản có khoảng 30 chiếc tàu, nhưng không được cấp kinh phí để hoạt động nhiều như vậy nên phải cho loại biên sớm. Vài năm trước, hạm đội bao gồm 18 tàu ngầm. Con số bây giờ là 23 và sắp tới sẽ tăng lên 24, bao gồm hai tàu huấn luyện.
Các tàu ngầm mà Australia có thể sở hữu là các tàu ngầm cùng thời với lớp Collins, lớp Oyashio, được đưa vào hoạt động từ năm 1998 đến năm 2008. Lượng choán nước của chúng là 2.800 tấn, so với 3.100 tấn của lớp Collins. Độ im lặng và cảm biến của chúng khó có thể đạt hạng hai, nhưng quy mô thủy thủ đoàn khá lớn, 70 thành viên. Độ bền và tầm hoạt động của chúng đủ để thực hiện các nhiệm vụ của Australia
Những chiếc Oyashio trong trang bị của Australia sẽ được sử dụng gần nhà hơn so với lớp Collins tầm xa. Chúng có thể bao quát các eo biển quần đảo trên các đường tiếp cận lục địa của chúng ta và giúp đối phó với các mục tiêu đã vượt qua. Tất cả các tàu lớp Collins sau đó sẽ sẵn sàng cho các nhiệm vụ xa hơn. Nhật Bản đã chuyển hai tàu Oyashio cũ nhất để huấn luyện.
9 chiếc nữa phục vụ tuyến đầu, vẫn có đầy đủ khả năng chiến đấu và sẽ nghỉ hưu ở tuổi 23. Trong đó có 7 chiếc được xác nhận vào năm 2018 sẽ được tái trang bị để kéo dài tuổi thọ và đưa đến gần tiêu chuẩn công nghệ của lớp Soryu sau này. 2 chiếc Oyashio trực chiến khác có lẽ đã được trang bị lại tương tự. Vì hạm đội tàu ngầm của Nhật Bản vẫn cần mở rộng thêm một chiếc, nên nước này sẽ không cho dừng hoạt động một chiếc Oyashio vào năm 2022 khi họ nhận một tàu mới.
Australia có thể yêu cầu Nhật Bản cung cấp tàu Uzushio và tám tàu Oyashio khác khi họ loại biên hàng năm. Giá mua không cao hơn nhiều so với giá mua phế liệu. Nhật Bản sẽ rất mừng bởi mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn và họ sẽ có được hoạt động kinh doanh hỗ trợ các tàu đó. Nhiều quốc gia vận hành tàu chiến đã qua sử dụng chất lượng cao, thường được mua từ Mỹ hoặc Anh. Australia đã làm như vậy nhiều lần và gần đây họ đã bán hai khinh hạm có khả năng nâng cấp cho Chile.
Đội tàu lớp Oyashio của Australia sẽ đạt 7 chiếc vào năm 2029 và duy trì ở mức đó cho đến năm 2031, giới hạn số năm phục vụ là 30. Sau khoảng thời gian đó, số lượng sẽ giảm đi mỗi năm một chiếc theo lịch trình cập cảng các tàu ngầm hạt nhân -nhận một, loại một. Với đề xuất này, Australia có thể có 13 tàu ngầm diesel phục vụ sớm hơn 25 năm so với dự định có 12 chiếc theo hợp đồng lớp Tấn công đã bị hủy bỏ.
Vấn đề hỗ trợ cho các tàu ngầm này có thể được giảm thiểu đáng kể bằng cách dựa càng nhiều càng tốt vào cơ sở bảo dưỡng của Nhật Bản. Bất cứ khi nào cần thiết, chúng sẽ được đưa trở lại Nhật Bản để sửa chữa. Bảo dưỡng tàu bởi các kỹ sư và kỹ thuật viên đã quen thuộc với chúng từ lâu sẽ cải thiện đáng kể độ tự tin của tàu trong quá trình vận hành kéo dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Australia sẽ không trả tiền cho nhà máy và đào tạo để tạo ra cơ sở hạ tầng hỗ trợ phức tạp trong nước. Đối với việc bảo trì nhỏ, các nhà đóng tàu Nhật Bản và các nhà cung cấp hệ thống có thể giúp đỡ bằng cách đóng quân tại Australia. Nhật Bản chắc chắn sẽ là một đối tác đáng tin cậy của Australia trong việc này, do hai quốc gia có cùng một mối quan tâm chiến lược: Trung Quốc. Một ẩn số lớn trong đề xuất này là có thể duy trì hoạt động của các tàu ngầm Nhật Bản sau 23 năm như thế nào.
Tình trạng tàu khi Hải quân Nhật Bản loại biên hẳn không có vấn đề gì. Tuy nhiên, thời gian biểu bảo dưỡng hiện tại của Oyashios có lẽ được sắp xếp theo từng giai đoạn để mỗi tàu ngầm sẽ phải làm việc nhiều hơn vào thời điểm loại biên. Mỗi chiếc có thể cần được tái trang bị định kỳ trước khi đưa vào trang bị cho Hải quân Hoàng gia Australia. Các thiết bị điện tử và phần mềm cũ có thể được hỗ trợ bằng cách cập nhật nhiều hơn một chút, chi phí vẫn khiến những chiếc tàu ngầm này trở thành một món hời.
Để bắt đầu hoạt động, Australia có thể yêu cầu Nhật Bản cho mượn một thủy thủ đoàn hoàn chỉnh. Vì hải quân Nhật Bản có rất nhiều tàu ngầm, nên có thể điều động thêm một thủy thủ đoàn mà không gặp quá nhiều khó khăn. Sách hướng dẫn sẽ phải được dịch sang tiếng Anh, nhưng bản hiển thị của các hệ thống điện tử thì không, vì không cần thiết. Không có lý do gì mà các thủy thủ Australia không thể học một chút tiếng Nhật.
Với việc tàu lớp Oyashios bắt đầu bị loại biên hàng năm từ năm 2023, thời gian đào tạo sẽ rất ngắn. Chính phủ Australia cần khẩn trương khảo sát khả năng này. Cần nhận thức rằng, Hải quân và Bộ Quốc phòng Australia không chỉ tìm kiếm các vấn đề trong việc vận hành các tàu ngầm đã qua sử dụng của Nhật Bản mà còn để tìm ra các giải pháp tối ưu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo