Quốc tế

B-21 đối đầu với Nga thế nào khi chỉ bay cận âm?

Không quân Mỹ (USAF) vừa tiết lộ về tiến độ hoàn thành cặp máy bay B-21 Raider đầu tiên và những khả năng mới của dòng máy bay tàng hình này.

Mỹ trang bị siêu đạn đối phó Armata Nga / T-5000, súng bắn tỉa hiện đại nhất của Nga đã có mặt tại Việt Nam

Chiếc máy bay B-21 Raider sẽ được hoàn thiện vào đầu năm 2022 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào cuối năm đó. Ban đầu, USAF lên kế hoạch B-21 sẽ cất cánh lần đầu tháng 12/2021 nhưng theo nhưng Randall Walden, giám đốc dự án cho biết, tiến độ đó đã không thể đạt được do trong quá trình phát triển gặp một vài khó khăn nhỏ.

B-21 doi dau voi Nga the nao khi chi bay can am?
Nguyên mẫu máy bay B-21 đầu tiên.

Đến thời điểm hiện tại, chiếc B-21 thứ 2 cũng đang được sản xuất với tốc độ nhanh nhất có thể. "Chiếc máy bay đã thành hình và trông giống một máy bay ném bom thực thụ khi nhiều bộ phận cấu thành máy bay đã được lắp ráp", ông Randall Walden cho biết.

Khi chính thức được trang bị, B-21 sẽ là dòng máy bay có năng lực vượt trội so với PAK DA của Nga hay H-20 của Trung Quốc. B-21 Raider có thể mang hầu hết những vũ khí tối tân nhất hiện có của USAF.

Trong số vũ khí đã được USAF xác nhận trang bị cho máy bay tàng hình mới gồm có tên lửa hành trình tàng hình tầm xa JASSM-ER, bom xuyên phá boongke GBU-57, bom dẫn đường vệ tinh GBU-31...

Cùng với những tiết lộ kể trên, ông Walden cũng lần đầu tiết lộ về tốc độ của máy bay tàng hình tầm xa này: "B-21 có thể bay với tốc độ cận âm và đủ sức xâm nhập hàng phòng thủ rất mạnh của Nga với thành phần chính là những hệ thống S-400".

Nguồn tin này cho biết, oanh tạc cơ tàng hình Mỹ sẽ phá vỡ khả năng các hệ thống phòng không mới nhất của Nga và có thể xâm nhập vào không phận Nga mà chẳng gặp bất kỳ trở ngại nào. Chiếc B-21 Raidder sẽ không thể bị phát hiện cho đến thời điểm tên lửa được phóng đi.

 

Để vượt qua lưới lửa phòng thủ Nga, B-21 được phát triển với những công nghệ cực tối tân. Dựa trên hình ảnh mới, có thể thấy rõ các cửa hút khí gần như bằng phẳng và phần lớp vỏ động cơ với lớp phủ tinh xảo.

Đây là đặc điểm cho phép giảm sự hiện diện tín hiệu của máy bay trên màn hình radar, và được xem là khía cạnh mang đến sự thay đổi đột phá cho thiết kế oanh tạc cơ.

Bên cạnh đó, gờ trước của cánh B-21 có phần gẫy đột ngột hơn và thiếu các cạnh dốc hơn, giúp tích hợp gờ trước của cánh với phần thân, đặc điểm xuất hiện ở B-2 Spirit. B-21 cũng thiếu hẳn phần mũi khoằm giống B-2. Tất cả những sự thay đổi trên được cho mang đến lợi thế về tàng hình.

Tuy nhiên theo giới chuyên gia, việc B-21 chỉ bay được với tốc độ cận âm khó có thể giúp máy bay này thoát được những "mắt thần" đang nhóm ngó của phòng không Nga.

Chuyên gia quân sự Nga Yuri Kotenok nói về tình huống đối đầu giữa S-400 và B-21: "Bất kể máy bay tầm xa nào của Mỹ từ trước đến nay khi làm nhiệm vụ vẫn luôn có tiêm kích hộ tống. Với kích thước khổng lồ cùng những máy bay đi kèm hộ tống, việc cả đội bay như vậy thoát khỏi tầm giám sát của radar bắt tàng hình Nga là điều gần như không thể.

 

Hệ thống radar của tổ hợp S-400 có thể phát hiện mục tiêu tàng hình hiện tại và tương lai ở khoảng cách tối đa gần 200km. Với khoảng cách như vậy cộng với tốc độ cận âm của B-21, việc phát hiện, khóa mục tiêu và khai hỏa diệt máy bay Mỹ không phải là nhiệm vụ quá khó với S-400 và phòng không Nga".

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm