Báo Mỹ ca ngợi cỗ tăng đứng áp chót trong bảng xếp hạng
Mỹ gặp trở ngại trong việc bán F-35 cho UAE / Vũ khí laser - “sát thủ vô hình” đáng sợ của không quân Mỹ
Trong bài viết vừa được đăng tải trên tạp chí danh tiếng hàng đầu của Mỹ National Interest, tác giả đã ca ngợi xe tăng T-90 của Nga đã cho thấy sự xuất sắc trên thị trường xuất khẩu trong 30 năm qua.
Theo nội dung bài viết, T-90 kết hợp những đặc điểm nổi bật nhất của những chiếc xe tăng cuối thời Liên Xô, mà National Interest gọi là tốt nhất trong số các chiếc cùng chủng loại.
"Về bản chất, ý tưởng về T-90 là một nỗ lực nhằm trang bị cho thân xe T-72 hiệu quả, đáng tin cậy và kinh tế với các tính năng tiên tiến của dòng T-80", báo viết.
Tăng T-90 Nga. |
Bài báo cũng đặc biệt lưu ý đến hệ thống bảo vệ xe tăng ba tầng và vũ khí trang bị đặc biệt giúp T-90 trở thành cỗ tăng có sức công thủ toàn diện hàng đầu hiện nay.
"Sự kết hợp giữa hiệu suất đáng tin cậy và giá cả phải chăng đã khiến T-90 trở thành sản phẩm xuất khẩu thành công ở các nước đang phát triển.
T-90 và các biến thể của nó, đã phục vụ hơn chục quốc gia trong 30 năm qua, là lời nhắc nhở mạnh mẽ về những gì mà sự kết hợp giữa tính thực tế và hiệu quả về chi phí có thể đạt được", tác giả bài báo nhấn mạnh.
Điều đặc biệt là trước khi đăng tải bài viết, chính National Interest cũng đã tự công bố bảng xếp hạng 10 cỗ tăng mạnh nhất thể giới, trong đó T-90 đứng ở vị trí thứ 2 từ dưới lên.
Trong bảng xếp hạng 5 cỗ tăng mạnh nhất thế giới hồi tháng 6/2020 do Tạp chí Business Insider của Mỹ thực hiện, vị trí của T-90 còn tệ hại hơn khi tăng T-90 đã không được lọt vào top này.
Theo đó, đứng đầu là chiếc M1A1 Abrams của Mỹ, tiếp theo lần lượt là Leopard 2, Merkava Mk4, Challenger 2... Trước đó, một tạp chí khác của phương Tây cũng đã đặt T-90 ở vị trí thứ 9 trong tổng số 10 chiếc tăng mạnh nhất hiện nay.
Tuy nhiên, theo nhận định của trang RIAN, ngôi vị trong các bảng xếp hạng không nói lên nhiều điều bởi sức mạnh thực sự của bất kỳ một vũ khí nào chỉ được khẳng định khi kinh qua thực chiến.
RIAN cho biết, dù đứng vững ở ngôi đầu trong bảng xếp hạng nhưng số lượng tăng M1A1 Abrams do Mỹ cấp cho Quân đội Iraq đang giảm nhanh tột độ, sau khi hàng tá xe tăng loại này bị tên lửa của phiến quân nướng chín trong các trận chiến.
Trong khi đó, dù đứng nhất nhì trong nhiều bảng xếp hạng nhưng Leopard 2A4 đã bị đánh tan tác bởi các tay súng khủng bố ngay lần đầu tham gia thực chiến. Tính đến nay sau khoảng 4 tháng Leopard 2A4 tham gia chống khủng bố, IS đã phá hủy ít nhất 3 chiếc Leopard 2A4 bởi tên lửa chống tăng TOW và 2 chiếc Leopard 2A4 vừa bị IS bắt sống.
Tuy nhiên, đây chỉ là con số được Thổ Nhĩ Kỳ công khai còn trên thực tế, con số thiệt hại còn lớn hơn rất nhiều. Theo số liệu trong bản báo cáo về thiệt hại của lực lượng tăng thiết giáp Ankara từ khi mở chiến dịch "Lá chắn Euphrates" cho thấy, Ankara đã mất tổng cộng 15 chiếc tăng các loại, trong đó có tới 10 chiếc Leopard 2A4.
Để thực hiện chiến dịch này, Thổ Nhĩ Kỳ đã điều khoảng 50 xe tăng Leopard 2A4 đến Syria. Tuy nhiên, chỉ trong hơn 4 tháng tham chiến, đã có 20% xe tăng Leopard 2A4 bị triệt hạ - một thành tích không đáng nhớ đối với cả nhà sản xuất Đức và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó, bị xếp vị trí bét bảng nhưng T-90A của Nga đã thể hiện thành tích chiến đấu khá ấn tượng. Từ khi tham gia tấn công khủng bố tại Syria, đã có ít nhất 4 lần IS dùng tên lửa TOW tấn công T-90A nhưng chưa một lần chiến tăng này bị phá hủy.
Trong khi khả năng thực chiến của M1A1 Abrams còn kém xa T-90A nhưng người Mỹ vẫn nuôi tham vọng giành lợi thế với siêu tăng Armata khi thực hiện loạt nâng cấp mới. Tập đoàn General Dynamics đang thực hiện nâng cấp lên chuẩn M1A2 SEP V3 và đã bàn giao cho quân đội Mỹ để thử nghiệm.
Theo những thông tin được General Dynamics tiết lộ, sau nâng cấp cấu hình tăng M1A2 SEP V3 sẽ có màn hình hiển thị LCD màu mới, hệ thống quan sát/ngắm bắn quang ảnh nhiệt, công suất phụ trợ và một hệ thống vô tuyến mới để trao đổi thông tin liên lạc giữa xe tăng và bộ binh.
Cấu hình V3 cũng sẽ được kết nối số hóa với một hệ thống điện tử mới nhất, máy tính xử lý mạnh mẽ và được thiết kế cấu trúc mở để có thể bổ sung các công nghệ xe tăng tiên tiến trong tương lai mà không cần thiết kế lại ở những bộ phận quan trọng.
Ngoài ra, trên những chiếc tăng nằm trong gói nâng cấp đầu tiên của M1A2 SEP V3, lần đầu tiên Mỹ sử dụng hệ thống phòng thủ do nước ngoài sản xuất.
Gói nâng cấp này giúp cho phiên bản V3 có thể phục vụ lâu hơn dự kiến tới 20 năm nữa, cho phép xe tăng có thể chiến đấu như một bộ phận của mạng lưới tác chiến hợp nhất các lực lượng của Quân đội Mỹ và khiến chúng đủ sức đương đầu với tăng tàng hình Armata của Nga.
End of content
Không có tin nào tiếp theo