Mỹ hưởng lợi khi đồng minh mâu thuẫn
Đạn lập trình giúp Mỹ thay đổi cục diện chiến trường / Mỹ lại khoe tên lửa đánh chặn SM-6 mới
Đài truyền hình Pháp BFMTV cho biết, bốn chiếc tàu nằm trong gói mua sắm trị giá 4,4 tỷ USD. Chưa rõ chủng loại cụ thể nhưng nguồn tin cho biết, chúng thuộc nhóm tàu đa nhiệm được trang bị tên lửa hành trình với tầm bắn trên 1.000 km và có khả năng thực hiện các cuộc tấn công trên bộ.
Chiến hạm Mỹ. |
Trong những cuộc đàm phán hai bên đã đồng ý sẽ có 3 trong 4 tàu chiến này được tập đoàn Lockheed Martin sản xuất tại Hy Lạp. Khi được trang bị, những chiếc tàu này sẽ thay thế các tàu chiến lớp MEKO thế hệ cũ do Đức sản xuất.
Việc Hy Lạp đàm phán mua chiến hạm mới diễn ra trong bối cảnh quan hệ căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Đông Địa Trung Hải. Dù mâu thuẫn này không liên quan đến Mỹ nhưng giới quan sát cho rằng, Mỹ đang đứng ngoài hưởng lợi.
Cùng với đó, khi nghiên cứu cách bán vũ khí của Mỹ cho khách hàng trong thời gian qua, một số chuyên gia cho rằng, Mỹ cũng luôn tìm cách gây mâu thuẫn giữa các đồng minh để bán vũ khí kiếm lời.
Nhận định này được đưa ra bởi ngay sau khi nhận vũ khí từ Mỹ hồi giữa năm 2020, Tướng Joseph Aoun - Tổng tư lệnh quân đội Lebanon đã thẳng thắn tuyên bố, sẵn sàng đẩy lùi mọi cuộc tấn công của Israel.
Thông điệp cứng rắn được vị Tướng của Lebanon đưa ra khi nước này đang đứng trước nguy cơ phải đối mặt với cuộc tấn công từ "kẻ thù Israel" ở biên giới phía Nam.
Joseph Aoun nhấn mạnh: "Quân đội cần phải chuẩn bị để đối mặt với các mối đe dọa và hành động của kẻ thù của Israel và các ý định thù địch chống lại Lebanon của thế lực bên ngoài".
Ngoài trường hợp của Lebanon, hồi giữa năm 2017, Qatar và hàng loạt nước Arap tại Trung Đông do Saudi Arabia lãnh đạo, đột nhiên phát sinh mâu thuẫn rất lớn với cáo buộc chính quyền Doha hỗ trợ các nhóm khủng Anh em Hồi giáo ở Ai Cập hay Hamas ở Palestine.
Với lí do đó, Liên minh gần 10 nước của Saudi đã phong tỏa biên giới trên bộ và trên không, đồng thời cấm vận Qatar và đòi các tổ chức quốc tế trừng phạt nước này.
Để đổi lấy cam kết ủng hộ của Mỹ, trong chuyến thăm Saudi Arabia hôm 20/5/2017 của Tổng thống Mỹ Donald Trump, chính quyền Riyadh đã ký hợp đồng vũ khí khổng lồ với Mỹ trị giá tới 110 tỷ USD, kèm theo điều khoản hợp tác kỹ thuật quân sự trong mấy thập kỷ tới trị giá hàng trăm tỷ nữa.
Tổng thống Mỹ đã tham gia lễ hội với Hoàng gia Saudi và đã có màn múa kiếm ngoạn mục. Kết thúc màn "múa kiếm Trung Đông" theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng, ông Trump còn tiếp tục mang về cho Mỹ nhiều thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng ở Mỹ và đầu tư cho ngành công nghiệp quốc phòng của Saudi Arabia trong 10 năm tới, với tổng trị giá khoảng 380 tỷ USD.
Mỹ tuyên bố khoanh tay đứng ngoài, "không can thiệp vào công việc nội bộ của đồng minh", nhưng đích thân Tổng thống Donald Trump đăng đàn Twitter tố Doha ủng hộ "khủng bố", trong khi có nguồn tin tố cáo chính Mỹ là người đứng sau xúi giục nghi án Qatar hỗ trợ khủng bố.
Thế nhưng, Qatar vẫn không chịu nhượng bộ trước các "đồng minh bất đắc dĩ" và đột nhiên Đại sứ Mỹ tại Qatar là bà Dana Smith đã bất ngờ tuyên bố từ nhiệm vào ngày 13/6.
Trong lúc đó, giới truyền thông Mỹ còn tung tin Qatar đã mở niêm cất, huy động máy bay, xe tăng dự trữ từ trong kho; còn Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã "mang quân sang bảo vệ Qatar", khiến mâu thuẫn chính trị giữa các đồng minh của Mỹ có nguy cơ biến thành xung đột quân sự.
Tình hình gia tăng căng thẳng và những động thái thân thiết giữa Mỹ và Saudi Arabia đã khiến chỉ 3 tuần sau đó, chính quyền Doha phải vung hơn 12 tỷ USD để ký hợp đồng mua sắm lô máy bay chiến đấu F-15E, nhằm đổi lấy cam kết của Mỹ ngăn chặn bàn tay của Saudi Arabia.
Những ví dụ kiểu như vậy là nhiều không kể xiết và các nhà tài phiệt trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ ngày càng giàu lên, trong khi thế giới ngày càng loạn lạc, các nước nghèo ngày càng nghèo đi vì phải chạy đua vũ trang chống những kẻ thù tưởng tượng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo