Quốc tế

Nga trang bị tàu cực mạnh khi Mỹ lộ bài tại Thái Bình Dương

Theo TASS, chiến hạm Gremyashchiy đã sẵn sàng đưa vào trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương.

Không quân Mỹ lộ 'điểm yếu' trước các hoạt động của Trung Quốc và Nga? / Các phương tiện quân sự có thể mua tự do ở Nga

Theo tuyên bố của Giám đốc điều hành Nhà máy đóng tàu Severnaya (thuộc Tập đoàn đóng tàu thống nhất), ông Igor Orlov, khu trục hạm Gremyashchiy thuộc Dự án 20385 sẽ được chuyển giao cho Hạm đội Thái Bình Dương vào ngày 25/12.

"Hiện các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước với Gremyashchiy đã đi vào giai đoạn cuối. Việc giao hàng sẽ thực hiện đúng theo hợp đồng vào cuối tháng 12", ông Igor Orlov cho biết.

Nga trang bi tau cuc manh khi My lo bai tai TBD
Chiến hạm Gremyashchiy.

Khi chính thức được trang bị, Gremyashchiy sẽ là chiến hạm có sức công thủ toàn diện bởi những loại vũ khí được trang bị bao gồm: Tên lửa Kalibr-NK, hệ thống đánh chặn Redut, hệ thống chống ngầm Paket, tên lửa diệt hạm...

Vị giám đốc này cho biết thêm, sau chiến hạm Gremyashchiy, Hạm đội Thái Bình Dương Nga sẽ được trang bị thêm tàu tên lửa, tàu ngầm Varshavyanka chạy điện - diesel và những tàu chiến đang tiến hành nâng cấp với hệ thống điện tử và vũ khí mới.

Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga hiện được trang bị dàn tàu chiến vô cùng hùng hậu gồm 50 chiến hạm nổi và 23 tàu ngầm các loại. Soái hạm của hạm đội là tuần dương hạm Varyag. Tàu được trang bị các hệ thống vũ khí cực mạnh và đầy uy lực, bao gồm cả tên lửa chống hạm tầm xa P-500 Bazalt, hệ thống S-300F...

Ngôi sao khác trong hạm đội là tàu khu trục Bystry thuộc lớp Sovremennyy. Mặc dù ra đời từ thập niên 80, nhưng Bystry vẫn được xếp vào những lớp tàu khu trục mạnh nhất thế giới, với hệ thống vũ khí trang bị đa dạng và bảo đảm cả thế công lẫn thủ, chẳng hạn như tên lửa hành trình P270 Moskit với tầm bắn xa tới 120km, tên lửa phòng không 3S90 Uragan, pháo hạm và ngư lôi 533mm.

Trong biên chế hoạt động của Hạm đội Thái Bình Dương Nga hiện nay có hai tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Borey là tàu Vladimir Monomakh và tàu Aleksandr Nevskiy. Đây là lớp tàu ngầm hạt nhân chiến lược loại mới mang tên lửa đạn đạo Bulava.

 

Cùng với kế hoạch hiện đại hóa sức mạnh cho Hạm đội Thái Bình Dương, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh việc tăng cường mối quan hệ với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có ý nghĩa chiến lược với Nga.

Người đứng đầu nước Nga bảy tỏ tin tưởng các nước châu Á - Thái Bình Dương vẫn là thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ quan trọng của thế giới, đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cho khu vực này.

Đặc biệt, người đứng đầu chính phủ Nga còn tin tưởng rằng, cùng với hợp tác về kinh tế, dịch vụ hàng hóa, một số nước trong khu vực còn là đối tác tốt với Nga trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng.

Đánh giá về chiến lược phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Nga, ông Hồ Zheng Wei, chuyên gia Trung Quốc ở nước ngoài tin tưởng quyết định sáng tạo của chính quyền Nga sẽ mang lại kết quả.

"Theo tôi, chính sách mới của Nga ở vùng Viễn Đông sẽ kích thích dòng vốn đầu tư vào khu vực này, tăng cường an ninh quốc phòng với các nước trong khu vực để cạnh tranh trực tiếp với Mỹ - đối thủ cũng đang tăng ảnh hưởng trong khu vực", vị chuyên gia này nói.

 

Ngay trước khi Nga công khai kế hoạch của mình tại Thái Bình Dương, Đô đốc Scott Swift thuộc Hải quân Mỹ cho biết ông muốn Hạm đội 3 của Mỹ mở rộng hoạt động tại khu vực Tây Thái Bình Dương khi tác chiến chặt chẽ hơn với Hạm đội 7 hiện đóng tại Nhật Bản.

Bước đi này nhằm tập trung vào các khu vực bất ổn nhất. Trong hai bài phát biểu gần đây mà giới truyền thông ít chú ý, Đô đốc Scott Swift đã đặt vấn đề về nhu cầu cho một đường biên giới hành chính chạy dọc đường đổi ngày quốc tế để phân ranh giới các hoạt động cho Hạm đội Bảy tại Tây TBD còn Hạm đội Ba ở mạn phía Đông.

"Bất kỳ sự thay đổi nào cũng không có nghĩa là thay đổi trụ sở hay cầu cảng (của các hạm đội), mà điều này sẽ cho phép hai hạm đội hoạt động cùng nhau ở những khu vực bất ổn nhất", ông Swift phát biểu hồi đầu tháng 9 tại trụ sở của Hạm đội Bảy ở Yokosuka, Nhật Bản.

Các nhà quan sát cho rằng việc kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa hai hạm đội của Mỹ không nằm trong chiến lược "xoay trục" sang châu Á từ thời Tổng thống Barack Obama, mà theo đó, 60% kho tàng của hải quân Mỹ sẽ triển khai tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2021.

Nhưng những bình luận này của ông Swift lại được đưa ra trong bối cảnh Nga và cả Trung Quốc đang ngày có nhiều tham vọng về chủ quyền tại nhiều vùng biển ở Thái Bình Dương, điều này cho thấy việc Hải quân Mỹ muốn mở rộng hoạt động tại khu vực này không nằm ngoài mục đích kiềm tỏa Nga và đối thủ Trung Quốc.

 

Chính vì vậy, xuyên suốt chiến lược chuyển trục của Mỹ, việc quan trọng nhất mà nước Mỹ cần làm, đó là phong tỏa và kiềm chế sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc và sự ảnh hưởng của Nga ngày càng tăng trong khu vực.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm